Cộng đồng mạng

Cận cảnh cá mặt trời đại dương khổng lồ dạt vào bờ biển phía Nam Australia

Vừa qua bức ảnh chụp một con cá mặt trăng khổng lồ trên bãi biển ở phía Nam Australia đã trở nên nổi tiếng và nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.

Sau khi được các chuyên gia xác định, con cá mặt trời đại dương dạt vào bờ biển có chiều dài 1.8m, loài vật này được một nhóm ngư dân đang lái xe trên bãi cát phát hiện.

Lúc đầu, họ nhầm tưởng loài vật với một thanh gỗ dài, Linette Grzelak nói, sau đó đã đưa bức ảnh lên facebook để những người bạn của mình tìm hiểu về loài cá này. “Tôi không hề nghĩ cá mặt trời đại dương là thật cho đến khi tôi tìm được nó trên Google”, cô trả lời phỏng vấn BBC.

Bức ảnh cá mặt trời đại dương đang thu hút sự chú ý của nhiều người

Bạn của cô, Steven Jones, một người trong nghề câu cá lâu năm cũng ngạc nhiên vì anh chưa bao giờ được nhìn thấy loài cá này mặc dù anh đã nghe tên nó trước đó.

“Con cá rất to, và nặng, nó có lớp da sần sùi giống như da của con tê giác”, Steven Jones chia sẻ.

Được biết, cá mặt trời đại dương còn được biết đến tên Mola Mola, là loài cá xương nặng nhất trên thế giới vầ có thể tìm thấy ở vùng biển sâu, ôn đới trên toàn cầu. Cá mặt trời đại dương có đầu to,  có khả năng tự sởi não và mắt ấm hơn nhiệt độ nước nơi biển nó sống.

Một nhà chuyện gia về sinh vật học đã cho rằng, con cá dạt được tìm thấy này thuộc dạng trung bình, laofi vật này khi trưởng thành còn có thể to gấp đôi, chúng có thể đạt đến kích thước 4m, nặng hơn 2.500kg.

Hương Anh (theo BBC)