Bất động sản

Xảy ra tranh chấp đất đai, ai có thẩm quyền giải quyết?

Khi xảy ra mâu thuẫn tranh chấp đất đai, nhiều người muốn chính quyền, tòa án đứng ra xử lý tranh chấp nhưng thường không nắm rõ cấp thẩm quyền nào có trách nhiệm giải quyết tranh chấp của mình.

Khi nào được khiếu nại về đất đai?

Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Việc xác định quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai là đối tượng bị khiếu nại khá phức tạp. Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là đối tượng khiếu nại như Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, để xác định được đối tượng khiếu nại đất đai phải căn cứ vào Luật Khiếu nại 2011 và quy định của Luật Đất đai 2013.

Theo khoản 8, 9 Luật Khiếu nại 2011 quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định như sau:

- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Theo khái niệm trên và thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Điều 59, 66, 105 và Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì những quyết định hành chính về quản lý đất đai là đối tượng khiếu nại gồm:

- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Để tránh việc trả lại đơn thì người khiếu nại phải xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định dưới đây:

Lưu ý, để xem ai ban hành quyết định, người sử dụng căn cứ vào tên cơ quan ban hành trên tờ quyết định để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành vi hành chính về quản lý đất đai của cán bộ, công chức như: Thực hiện không đúng, chậm thực hiện, không cấp giấy chứng nhận…thì xem cán bộ, công chức đó thuộc cơ quan nào và thực hiện quyết định gì để biết được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tương ứng với 14 loại quyết định được liệt kê tại bảng trên.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được liệt kê tại bảng trên là những quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai phổ biến chứ không phải tất cả.

Hoàng Mai