Cộng đồng mạng

Xây cầu vượt, vô tình xuất cảnh vào thế giới thần bí 2.000 năm trước

Đập vào mắt các thợ xây dựng là một cung cảnh của một nghi lễ tế thần tráng lệ 2.000 năm.

Trong quá trình xây cầu vượt, đội ngũ xây dựng đã vô tình rơi xuống thế giới thần bí cách thời hiện đại 2.000 năm với tổng khối lượng công trình khoảng 57 tấn.

Sau đó họ đã gọi cho cơ quan Cổ vật Israel (IAA) đến tiếp quản.

Các chuyên gia nhanh chóng đến địa điểm thần bí và ngạc nhiên khi trước mắt họ là một phòng tắm nghi lễ có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi, gọi là "mikveh".  

Toàn cảnh khu di tích tế thần khi nhìn trên cao. 

Mikveh có từ thời kỳ đền thờ thứ hai (538 trước Công nguyên - 70 sau Công nguyên), là một phần của trang trại Do Thái cổ đại được phát hiện ở vùng Galilee.

Nghi lễ tắm là một phần trong đời sống tôn giáo của họ, như một hình thức thanh tẩy, giúp duy trì sự trong sạch theo "điều răn của Torah".

Do ý nghĩa sâu xa đó, các buồng tắm kiểu này luôn được xây dựng hết sức vĩ đại, trang trí công phu và được coi như một phần không thể thiếu ở những người dân có lối sống nề nếp.

Tiến sĩ Abd Elghani Ibrahim và Walid Atrash, những người chỉ đạo cuộc khai quật cho IAA, nói rằng sự tồn tại của nhà tắm nghi lễ cho thấy chủ nhân của trang trại cổ đại là người Do Thái có phong cách sống truyền thống.

Việc phát hiện ra trang trại cổ đại nơi công trình này tọa lạc cũng giúp các nhà khảo cổ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử định cư xa xưa của Israel. Các bằng chứng cho thấy trang trại đã bị một trận động đất phá hủy khoảng 1.700 năm trước.

 Khu di tích nằm bên cạnh con đường được cải tạo xây dựng cầu vượt.

Đơn vị khảo cổ cho hay, họ sẽ tách các buồng tắm của khối di tích này ra để bảo tồn.

Phần đất nơi nhà tắm hiện tọa lạc sẽ được san lấp để cây cầu vượt được tiếp tục xây dựng. Đó là một phần của dự án nút giao thông đường cao tốc đang được khẩn trương hoàn thành.

Israel thời gian gần đây liên tục có những khám phá khảo cổ quan trọng chứng minh lịch sử phong phú của mình.

Hồi giữa tháng trước, một nhà máy sản xuất xà phòng cổ đại đã được tìm thấy trên sa mạc Negev.

Cần sa cổ và nhũ hương cũng đã được phát hiện tại một ngôi đền cổ ở Israel, hay công trình đá 2.000 năm tuổi dưới lòng đất được tìm thấy gần Bức tường phía Tây ở Jerusalem.

Công trình cổ gồm sân và hai căn phòng đục đẽo từ đá, lưu giữ một số vật dụng giúp hé lộ cuộc sống tại Jerusalem trước năm 70.

Bên trong khu di tích 2.000 tuổi.

Công trình gồm sân và 2 căn phòng, chia thành các tầng và nối với nhau bằng cầu thang. Nó đã bị bịt lại khoảng 1.400 năm trước, trong thời kỳ Đông La Mã.

Tại lối vào của công trình đá, các chuyên gia phát hiện các vết lõm dùng để lắp bản lề và then cửa. Trên tường có một số hốc nhỏ hình tam giác để đặt đèn dầu và các hốc dài làm giá đựng đồ. Nhóm chuyên gia cũng tìm thấy một số vật dụng như nồi nấu ăn bằng đất sét, cốc đá đặc trưng của thời kỳ Đền thờ thứ hai và mảnh vỡ của qalal. Qalal là loại chậu đá lớn dùng để đựng nước, được cho là liên quan đến các nghi thức thanh tẩy của người Do Thái.

Trong một dự án khác, một quần thể đền thờ thời đồ sắt được phát hiện gần Jerusalem đang làm sáng tỏ một thành phố cổ được nhắc đến trong Kinh thánh.

Nguyên Anh (Nguồn The Guardian/Fox News)