An ninh - Hình sự

Vụ án rúng động Trung Quốc: Cái chết đớn đau của 2 du học sinh trên núi Bảo Mã

Thi thể của Nicola Myers và Kenneth McBride được tìm thấy trên núi Bảo Mã với hơn 100 vết thương đã gây hoang mang cực độ với người dân HongKong.

Vụ án rúng động Trung Quốc: Vụ án giết người phi tang rồi đổ tội cho một “người bạn” không có thật (kỳ 30)

Vụ án chấn động Trung Quốc: 14 kẻ trong băng đảng Tú Mậu Bình ra tay sát hại "anh em", đốt xác phi tang (kỳ 29)

Ngày 20/4/1985, một người dân đang tập thể dục tại khu vực núi Bảo Mã thì phát hiện thi thể một nam, một nữ bị bao phủ bởi máu nên đã hốt hoảng chạy đi báo cảnh sát. Cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

Nicola (bên trái) và Knneth (bên phải) - Hai nạn nhân trong vụ án gây chấn động HongKong

Tại hiện trường, hai thi thể không quá cách xa nhau, xung quanh vương vãi rất nhiều sách vở bị xé rách, vài que củi dính máu nghi ngờ là hung khí. Nạn nhân nam bị trói, đánh đập và siết cổ đến chết bằng quần áo của nạn nhân nữ. Về phía thi thể nữ, cô đã bị cưỡng hiếp, vỡ xương hàm và hốc mắt trái. Ngoài ra, trên cơ thể còn có gần 500 vết thương khác. Hai thi thể trên đồi Bảo Mã trở thành vụ án chấn động không chỉ ở HongKong mà còn trên toàn thế giới vì nạn nhân là du học sinh nước ngoài.

Sau vài tiếng điều tra thu thập thông tin, cơ quan chức năng đã xác nhận được danh tính của hai người thành niên xấu số là Nicola (18 tuổi) và Kenneth (17 tuổi). Tối ngày 20/4, bố mẹ hai nạn nhân đã đi tìm khắp nơi khi không thấy con mình trở về nhà sau giờ học, thậm chí họ còn nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát. Đau lòng, đến lúc cảnh sát tìm được Nicola và Kenneth, 2 du học sinh đã không còn trên thế gian nữa.

Một số ảnh chụp hiện trường xảy ra vụ án 

Theo thông tin địa phương, Nicola Kenneth là học sinh người Anh khá nổi tiếng ở trường Island, HongKong và cả hai đang có mối quan hệ tình cảm. Cơ quan chức năng đã phải điều động hơn 600 sĩ quan cùng máy bay trực thăng để thu thập những manh mối khác xung quanh ngọn núi. Khi đó, pháp y cũng lấy được mẫu dịch và nhiều vân tay khác nhau trên cơ thể Nicola nhưng vì lĩnh vực giám định pháp chứng khoa học còn gặp nhiều hạn chế khiến cảnh sát gặp nhiều khó khăn trong việc truy tìm hung thủ. Thậm chí cơ quan điều tra còn treo thưởng 500 nghìn đô HongKong cho ai tố giác tội phạm hoặc tình nghi liên quan đến vụ án.

Ngày 28/11/1985, sau 8 tháng tập trung điều tra cao độ, cảnh sát địa phương đã hạ lệnh truy bắt Bành Tín Nghĩa (24 tuổi), Đàm Sĩ Hoan (20 tuổi), Triệu Vỹ Văn (25 tuổi), Trương Hữu Bằng (17 tuổi) và Doãn Tam Long (16 tuổi). Tại thời điểm bị bắt, Bành Tín Nghĩa đang đi đôi giày size 40 của Kenneth.

Theo lời khai của Doãn Tam Long, ngày xảy ra vụ án, hắn cùng 4 tên đồng bọn khác đang đi qua núi Bảo Mã sau phi vụ trộm cướp từ trạm phát thanh của chính phủ. Phát hiện Nicola và Kenneth đang ngồi đó ôn bài, Bành Tín Nghĩa nhặt que củi bên đường, hất hàm với những tên còn lại nói: “Qua bên đó chơi đùa, giải tỏa tâm trạng chút không?”

4 tên côn đồ nghe thấy có chút hứng thú liền đồng ý đi theo Bành Tín Nghĩa. Đầu tiên bọn chúng bắt cặp đôi giao toàn bộ số tài sản có giá trị trên người ra rồi sau đó Bành Tín Nghĩa “ngỏ ý xin phép” quan hệ với Nicola một lầ. Tuy nhiên cô đã từ chối. Cảm thấy bị xem thường, tên sát nhân họ Bành đã dùng que củi đánh liên tiếp vào người Nicola sau đó kéo cô ra chỗ khác để cưỡng hiếp. Kenneth vừa có động thái muốn phản kháng liền bị 4 tên còn lại đánh đến bất tỉnh. 5 tên hung thủ sau khi lần lượt cưỡng hiếp Nicola liền bàn nhau sát hại cặp đôi để tránh rắc rối trong tương lai.

Cảnh sát HongKong cáo buộc 5 tên hung thủ với tội danh Giết người. Cuối năm 1987, Bành Tín Nghĩa, Đàm Sỹ Hoan và Triệu Vỹ Văn bị kết án tử hình còn Trương Hữu Bằng, Doãn Tam Long chưa đến tuổi trưởng thành nên bị quản thúc trong trại giam vô thời hạn. Năm 1992, Thống đốc đã ân xá cho Bành Tín Nghĩa, Đàm Sỹ Hoan,Triệu Vỹ Văn xuống mức tù chung thân.

Vụ án đã được báo chí truyền thông đưa tin rất nhiều 

Thời điểm đó là khoảng thời gian chuyển giao quyền lực ở Hongkong năm 1997. Các thành viên trong gia đình của hai tên hung thủ đã viết thư cho cả chính quyền HongKong cũ và chính quyền HongKong mới để xin đưa ra một mức án số năm cụ thể nhưng không thành công.

Năm 1998, phía gia đình của Kenneth đồng ý tha thứ cho Doãn Tam Long và Trương Hữu Bằng nên đã viết thư xin giảm nhẹ gửi cho Chính phủ HongKong. Cuối cùng, Doãn Tam Long nhận bản án 27 năm, còn Trương Hữu Bằng ngồi tù 35 năm.

Tháng 9/2004, Doãn Tam Long được trả tự do vì thành tích cải tạo tốt trong tù, khi đó hắn đã 35 tuổi. Theo lời gia đình họ Doãn, khi nghe chuyện cha của Kenneth đã tha thứ và viết thư xin giảm nhẹ tội cho mình, hắn đã bật khóc nức nở. Có lẽ đó là những giọt nước mắt hối hận muộn màng hoặc cũng có thể lòng bao dung của người nhà nạn nhân đã cảm hóa được phần xấu xa, tội lỗi trong tâm hồn của Doãn Tam Long…

Han (Theo Zhihu)  

Mời quý độc giả của Người Đưa Tin Pháp Luật xem thêm các vụ án chấn động Trung Quốc khác tại đây.