Văn hoá

Vĩnh Phúc: Kịch tính lễ hội chọi trâu Hải Lựu

Ngày 7/2, tại xã Hải Lựu (Vĩnh Phúc) đã diễn ra vòng chung kết hội chọi trâu truyền thống với nhiều pha thi đấu gay cấn.

Ngày 7/2, lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã được tổ chức trở lại sau 3 năm tạm hoãn vì Covid-19.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Theo thông tin làng lưu truyền, Thừa tướng Lữ Gia đóng quân ở Long Động trên đỉnh núi Thét thuộc thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu đã cùng tướng sỹ chiến đấu chống giặc Hán. Mỗi khi thắng trận, ông cho mở hội chọi trâu để khích lệ tinh thần tướng sỹ, sau đó cho mổ trâu chọi để khao thưởng quân sỹ và dân làng. Kể từ đó trở thành lễ hội chọi trâu hàng năm.

Mỗi chú trâu trước khi tham gia đều được ban tổ chức kiểm tra kỹ càng về sức khỏe, số năm tuổi, chiều cao và cân nặng. Mỗi chú trâu đều được đánh số trên người theo tên đội tham dự.

Lễ hội chọi trâu năm nay được tổ chức từ 5-7/2 tại sân vận động của xã với 20 ông Cầu (theo cách gọi của người địa phương) tham gia thi đấu. 

Vòng chung kết diễn ra sáng 7/2 với nhiều pha thi đấu quyết liệt.

Dù thời tiết mưa phùn dày đặc nhưng vẫn có hàng vạn khán giả đội mưa ngồi trên khán đài cổ vũ

Trong sân đấu, những màn tranh tài quyết liệt của các "ông trâu" đã thu hút người dân địa phương khi tới theo dõi và cổ vũ mỗi năm lễ hội tổ chức.

Một chú trâu chiếm lợi thế và khiến đối thủ phải bỏ chạy quanh sân.

Những thương tích trên đầu, đặc biệt là phần sừng trâu thể hiện sự máu lửa và gay cấn các cuộc đối đầu.

 

 

Trận chung kết là sự đối đấu của hai "đấu sĩ" số 8 và 16.

 

Sau những pha giằng co gay cấn thì số 8 đã hạ đo ván số 16 một cách nhanh chóng.