Cộng đồng mạng

Viên kim cương độc nhất trên thế giới 800 triệu năm tuổi

Viên kim cương có kích thước 0,62 carat được xem là "độc nhất vô nhị" trong toàn bộ lịch sử ngành khai thác kim cương thế giới.

Mới đây, một viên kim cương có tuổi đời ít nhất 800 triệu năm mới được phát hiện ở vùng Yakutia, Nga.

Các nhà khoa học xác định rằng viên kim cương có kích thước chỉ 0,62 carat này được xem là "độc nhất vô nhị" trong toàn bộ lịch sử ngành khai thác kim cương thế giới.

Hiện chưa được đặt tên chính thức, nhưng đơn vị tìm thấy tạm gọi viên kim cương ấy là "kim cương-búp bê gỗ" theo hình thức độc đáo của nó.

Được biết trong lòng viên kim cương nhỏ 0,62 carat lại chứa bên trong lòng một viên kim cương khác có kích thước 0,02 carat giống như con búp bê gỗ (Matreshka) cổ truyền của Nga.

Cận cảnh viên kim cương quý hiếm.

Các nhà khoa học đoán rằng viên kim cương bên trong có trước sau đó viên bên ngoài được hình thành theo.

Khoảng cách giữa hai viên kim cương là hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, thông thường các viên kim cương có thể lồng vào nhau, nhưng không có khoảng hở.

Dự kiến viên kim cương độc đáo này sẽ được gửi tới viện Đá quý Mỹ để định giá. Sau đó sẽ được đưa đi mài cắt, định giá và chuyển về Quỹ Kim loại quý và đá quý của LB Nga.

Mới đây, một viên kim cương nặng 910 carat được tìm thấy ở phía nam châu Phi ghi danh vào 1 trong 5 viên kim cương lớn nhất trong lịch sử.

Viên kim cương thô "siêu to" được bán đấu giá thành công với số tiền thu về là 53 triệu USD (tương đương 1.220 tỷ đồng).

Viên đá có kích thước tương đương 2 quả bóng golf là phát hiện vĩ đại và nó vẫn chưa được đặt tên. Theo các chuyên gia, viên kim cương có độ tuổi từ 2,5-3 tỷ năm. 

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Harvard, Viện Carnegie và một số trường đại học và viện nghiên cứu cho rằng, vẫn còn một lượng kim cương "khủng" đang nằm sâu trong lòng Trái Đất, gần lõi trái đất với trữ lượng lên tới cả triệu tỷ tấn.

Với công nghệ địa chấn sóng âm, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các phép đo vì tốc độ sóng thay đổi tùy thuộc vào thành phần, nhiệt độ và mật độ của các loại đá và khoáng chất đi qua.

Quá trình đo đạc đã đem lại kết quả khả quan khi họ thu được tần sóng âm thanh đặc biệt nhanh gấp 2 lần các loại đá khác.

Phát hiện mang tính cách mạng nhân loại cho thấy có một khối kim cương khổng lồ nằm bên dưới bề mặt đá lớn (craton), sâu khoảng 200 dặm so với mặt đất, và hầu như không di chuyển từ thời cổ đại.

Minh Anh