Cộng đồng mạng

Video: Tay trần bắt hổ mang chúa đen Venomous to béo dưới bùn lầy

Người đàn ông gan dạ quyết định bắt con rắn hổ mang có kích thước khủng ở dưới bùn lầy nguy hiểm.

Clip tay trần bắt hổ mang chúa đen to béo dưới bùn lầy:

Tại Ấn Độ, hình ảnh rắn hổ mang chúa sống chung với con người không phải chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, đó cũng chính là nỗi nguy hiểm rình rập hàng ngày.

Hổ mang chúa là loài rắn cực độc, mặc dù loài rắn này thường không chủ động tấn công con người thế nhưng con người sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm nếu đối đầu với chúng.

Ấy thế mà người đàn ông trong trong đoạn clip này lại không sợ, mọi thao tác bắt rắn của anh rất thành thục, điệu nghệ hoàn toàn làm chủ “cuộc chơi”.

Một con rắn hổ mang đen xuất hiện trong góc nhà của một người dân, khó khăn thay con rắn hổ mang lại trốn ở phía dưới sàn gạch – nơi chứa bùn và nước thải.

Quá sợ hãi, chủ nhà đã gọi cho Vadil – một người chuyên bắt rắn trong vùng. Vadil đã nói rằng phía góc nhà này buộc phải đập bỏ mới có thể kéo con rắn hổ mang chúa ra ngoài.

Khi những mảng tường được dỡ bỏ, người ta ngạc nhiên thấy con rắn khá to đang ngóc đầu dò xét xung quanh, nó mổ liên tiếp và phun độc vào cây gậy mà Vadil chuẩn bị sẵn.

Nhanh như cắt, Vadil nhanh chóng tóm lấy con rắn đang tìm cách bỏ trốn dưới lớp bùn đặc quánh mà không hề nghĩ rằng con rắn sẽ cắn mình. Quả thực nguy hiểm!

Bằng kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm, Vadil đã tóm gọn con rắn khủng, mọi người cảm thấy kinh ngạc bởi con rắn có kích thước khá dài (khoảng 5m) với màu đen tuyền đẹp mắt.

Gia chủ được phen hú vía, nếu con rắn không được tóm gọn, có lẽ gia đình kia sẽ còn gặp phiền phức nhiều.

Rắn hổ mang chúa là một loài động vật khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn, tránh đối đầu khi bị quấy rầy.

Ở Ấn Độ, có một vùng đất tên là Western Ghats, nơi đây được có số lượng loài hổ chúa nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích liên tục thì chúng sẽ trở nên hung dữ. Hổ mang chúa sẽ nâng cao phần đầu, phình to mang và phát ra những tiếng rít để cảnh bảo đối thủ.

Phần lớn các cú đớp "doạ" của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.

Mặc dù các nhà khoa học ở đây gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, loà rắn vua này vẫn là một điều bí ẩn. Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.

Hiện nay, rắn hổ mang chúa được liệt kê vào phụ lục II của công ước CITES, danh sách các loài bị đe dọa của IUCN.

Tại Ấn Độ, hổ mang chúa được đưa vào mục II của luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1972, nếu giết hại loài rắn này thì có thể bị cầm tù 6 năm.

Đoàn Thanh (Tổng hợp)