Cộng đồng mạng

Video: Sự thật về loài thủy quái xuất hiện tại Phú Quý

Sinh vật biển có hình thù kỳ quái xuất hiện gần đảo Phú Quý gây xôn xao những ngày qua thực chất là loài bạch tuộc chăn Tremoctopus.

Mới đây, các chuyên gia khẳng định sinh vật kỳ lạ trên thực chất là mực ông bà (bạch tuộc chăn - tên khoa học: Tremoctopus). Được biết, ngư dân trên huyện đảo Phú Quý thường xuyên gặp vì chúng sống ở vùng nước sâu như biển Bình Thuận.

Con bạch tuộc chăn đầu tiên được phát hiện tại rạn san hô Great Barrier vào năm 2003. Theo các nhà khoa học, số lượng cá thể loài bạch tuộc chăn hiện tại còn rất ít. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển phía bắc, phía đông và phía tây nam của Úc.

Ngoài ra, loài này phân bố rải khắp nơi trên các vùng biển khắp thế giới và ưa sống ở những vùng nước ấm như Thái Bình Dương.

Bạch tuộc chăn (Tremoctopus) được các nhà khoa học gọi là loài động vật ngoài hành tinh.

Bạch tuộc chăn có cấu tạo cơ thể khá đặc biệt, chúng có tới 3 trái tim và có mỏ như mỏ vẹt. Loài này có khả năng thay đổi màu sắc kết cấu da nhanh chóng nên được giới khoa học gọi là loài động vật ngoài hành tinh.

Bạch tuộc chăn có 2 chiếc tua dài đặc biệt có màng phía trong. Khi cảm thấy bị đe dọa chúng sẽ buông lớp màng này ra để làm tăng kích thước cơ thể (như chúng ta thấy trong đoạn video gây xôn xao dư luận mấy ngày qua).

(Tổng hợp)