Cộng đồng mạng

Video: Rùng mình cảnh rắn độc to béo cận chiến với 4 người đàn ông

Đi lạc vào đền thờ, rắn hổ mang chúa to béo bành mang phun độc cận chiến với 4 người đàn ông không sợ độc.

Video: Rùng mình cảnh rắn độc to béo cận chiến với 4 người đàn ông

Không giống các loài vật khác, rắn hổ mang có tính lãnh thổ rất cao, chỉ cần có người xâm nhập, chúng sẽ có cảm giác bị uy hiếp buộc chúng luôn trong trạng thái tấn công.

Tuy nhiên, trên thực tế, rắn hổ mang mặc dù hung dữ, có nọc độc cực mạnh nhưng không thường xuyên chủ động tấn công người.  

Thế nhưng trong lần này, không hiểu nguyên nhân tại sao, hổ mang chúa nhất quyết uy hiếp, mổ độc vào con người!

Đi lạc vào một đền thờ ở bang Odisha, Ấn Độ, con rắn hổ dài 4m tức giận phun phì độc tứ phía.

Nhận định tình hình, các nhân viên kiểm lâm và thành viên tổ chức hoạt động vì động vật (PFA) ngay lập tức có mặt tại hiện trường.

4 người đàn ông đứng theo các hướng khác nhau, tìm cách bắt con rắn. Một người đứng sau cầm đuôi hổ mang chúa, người đứng phía trước giơ trước mặt con rắn một tấm vải màu xanh, có lẽ nhằm để hổ mang chúa phân tâm.

 

Hai người đứng hai bên dùng thanh kim loại dài cố gắng buộc con rắn nằm yên một chỗ.

Tuy nhiên, hổ mang chúa không ngừng chống trả, quay sang tấn công những người đàn ông khiến họ phải lùi lại.

Sau một khoảng thời gian đối đầu, hổ mang chúa dường như đã thấm mệt, chịu khuất phục trước con người.

Các nhân viên kiểm lâm địa phương ở Ấn Độ nói con rắn sẽ được thả về tự nhiên, cách xa nơi con người sinh sống.

Người Ấn Độ coi trọng rắn, họ tôn vinh rắn là một vị thần và nguyện chung sống hòa bình với loài vật được mệnh danh là tử thần – rắn hổ mang chúa.

Đối với người Ấn Độ, giết rắn có chủ đích hay tình cờ đều được coi là tội nặng. Ở miền Nam nước này nếu rắn bị giết nhất định người ta tiến hành nghi lễ mai táng. Xác của chúng được phủ vải lụa có trang trí đúng nghi thức, đặt vào một loại thân cây và hỏa thiêu.

Hiện nay ở Ấn Độ trong các cuốn tra cứu số điện thoại và mục quảng cáo trên các báo bạn có thể thấy số điện thoại của các tổ chức chuyên bắt rắn độc.  

Nhiều người hy vọng rằng việc chuyển hướng nghề nghiệp như vậy sẽ có lợi cho các phù thủy rắn và công việc trong các tổ chức cứu hộ của họ trở nên cần thiết cho xã hội.

Nguyên Anh (Tổng hợp)