Cộng đồng mạng

Vì sao người lớn khó học tiếng nước ngoài?

Có một sự thật rằng, người lớn sẽ khó học một ngôn ngữ khác so với trẻ em.

Trẻ em là đối tượng dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới, nhất là ở độ tuổi từ 3 đến 15 trong khi đó, người lớn phải chật vật và khó khăn với cách phát âm và lưu nhớ từ mới.

Các chuyên gia tại Trung tâm Nhận thức, Trí não và Ngôn ngữ Basque đã sử dụng công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) não bộ để so sánh hoạt động não trong khi người lớn học kỹ năng đọc, nghe và nói bằng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ mới.

Ảnh minh họa

Một tỷ lệ nhỏ người trưởng thành (dưới 5%) bằng cách nào đó (cơ chế chưa được biết) bảo tồn khả năng hình dung cả chữ viết và lời nói. Nhóm người thiểu số này bảo tồn khả năng học ngôn ngữ mới của trẻ mà không cần phải dịch sang tiếng mẹ đẻ.

Ở người lớn, nghe và nói thể hiện sự linh hoạt và chuyên biệt hóa khác nhau trong não, với bộ não hoàn chỉnh và có xu hướng suy giảm chức năng theo thời gian. Mặc dù não của nhóm thanh thiếu niên thay đổi nhiều hơn một chút so với nhóm người lớn, song khả năng hiểu của hai nhóm là như nhau - chứng tỏ khả năng này phát triển suốt đời. Điều đó có nghĩa không bao giờ là quá muộn để học một ngôn ngữ mới, hoặc tiếp nhận những lợi ích về trí não mà việc học mang lại.

Ngay cả những chương trình học ngôn ngữ tương đối ngắn, kéo dài chỉ vài tháng cũng có thể giúp định hình lại mạng lưới não bộ, cải thiện nhận thức và tăng cường khả năng kết nối trong não của những người đang già hóa.

Nhìn chung, duy trì sự linh hoạt của não có thể giúp con người duy trì sự minh mẫn và tinh thần khỏe mạnh khi già đi. Và ngay cả khi trí não già hóa các bộ phận khác nhau trong não vẫn làm việc theo cách riêng để bù đắp.

Chinh phục một ngôn ngữ mới không phải là điều đơn giản, tuy nhiên, nếu có quyết tâm cùng một phương pháp học tập đúng đắn thì câu chuyện học một ngôn ngữ khác là điều tuyệt vời!

Trang Dung (Nguồn The Guardian)