Truyền thông

Vì sao bạn yếu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp?

Lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo được thiện cảm trong giao tiếp, góp phần xây dựng nhiều mối quan hệ tốt trong công việc hay cuộc sống. Tuy nhiên, lắng nghe, tưởng dễ nhưng thực sự không hẳn là một điều đơn giản và bạn sẽ khó đạt hiệu quả nếu không biết cách. Bài viết dưới đưa ra 6 lý do phổ biến khiến bạn yếu kỹ năng lắng nghe và cách khắc phục hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thường lắng nghe thụ động

Giao tiếp là chuỗi các hoạt động “nhận - phân tích - xuất” thông tin, là yếu tố mà các nhà tuyển dụng ở Bình Dương hay bất cứ nơi nào khác đều mong muốn có được ở nhân viên của mình. Trong quá trình này, nếu bạn không tập trung thì khó cảm nhận thông điệp truyền tải, từ đó kết quả phản hồi cũng kém hiệu quả. Thực tế, bạn phải thật sự hiểu nội dung thì mới có thể đưa ra các thông tin phù hợp, lôi cuốn đối phương.

Thay vì có tâm lý “chịu trận”, bạn nên chủ động lắng nghe tối đa cuộc trò chuyện, cuộc họp đang tham gia. Nhờ vậy, bạn sẽ giữ được sự tập trung cao độ nhằm đảm bảo hiệu quả cuộc hội thoại. Từ đây, các phản hồi của bạn luôn nhận nhiều thiện cảm, đánh giá cao của mọi người.

Chỉ nghe cái bạn muốn

Bên cạnh chuyện lười nghe, nếu bạn chỉ muốn biết cái cần thì cũng khó lòng phát triển kỹ năng lắng nghe và khiến cuộc trò chuyện trở nên nhàm chán. Mỗi chúng ta đều khác biệt nên bạn cần chấp nhận các luồng ý kiến, thông tin trái chiều, lạ lẫm.

Nhờ vậy bạn sẽ giao tiếp với nhiều kiểu người, phát triển rộng mạng lưới quan hệ, luôn khiến các cuộc trò chuyện trở nên thú vị, cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên, đừng cố gắng ghi nhớ tất cả mà chỉ nên sàng lọc ra các điều bổ ích, đáng lưu tâm.

Không tham gia các hoạt động tập thể

Cuộc trao đổi bao gồm “nghe và nói”. Vì vậy khi bạn không chịu tham gia các hoạt động, sự kiện tập thể thì sẽ đồng nghĩa với hạn chế các cơ hội gặp gỡ, khó phát triển kỹ năng giao tiếp. Bởi chính trong các môi trường tập thể mới tạo nhiều cơ hội trò chuyện, rèn luyện phản xạ, xử lý các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

Bạn cần chủ động tham gia các chương trình tập thể, hoạt động ngoại khóa để có dịp tiếp xúc với nhiều người. Từ đây, bạn không những được rèn luyện kỹ năng lắng nghe mà còn xây dựng nhiều mối quan hệ tốt và có dịp chia sẻ những điều tích cực đến mọi người.

Chỉ kết bạn với người hướng nội

Hướng nội hay hướng ngoại đều có những ưu - khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, tuýp người hướng nội sẽ ngại giao tiếp, ít bày tỏ quan điểm nên khi giao thiệp với họ bạn sẽ không có nhiều cơ hội để lắng nghe khiến kỹ năng nghe ít được rèn luyện.

Khi muốn cải thiện kỹ năng lắng nghe, bạn cần kết bạn với người giỏi giao tiếp để học hỏi những kinh nghiệm của họ. Bên cạnh đó với việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe, bạn cũng sẽ học thêm cả cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cách dùng tay hoặc đi đứng phù hợp.

Không tiếp nhận lời góp ý của người khác

Một số người biết bản thân “thích” nói quá mức nên họ tự điều chỉnh để lắng nghe nhiều hơn. Nhưng một số người khác lại không chịu chấp nhận và cũng không tiếp nhận đóng góp người khác. Từ đấy, kỹ năng lắng nghe cũng bị “dậm chân tại chỗ”.

Bạn hãy chủ động hỏi người thân, bạn bè về cách trò chuyện của mình. Hãy mạnh dạn nhờ người khác góp ý về những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình giao tiếp. Nhờ đó, bạn sẽ không chỉ biết bản thân cần phải làm gì để phát triển kỹ năng lắng nghe mà còn phát huy điểm mạnh và hạn chế khuyết điểm, từng bước hoàn thiện và nâng cao khả năng giao tiếp.

Kỹ năng đặt câu hỏi kém

Cách đơn giản nhất giảm sự “ham” nói chính là khiến cho đối phương nhiều cơ hội trò chuyện. Tất nhiên, một câu hỏi tốt không chỉ giúp cuộc trao đổi thêm hiệu quả, tăng cảm hứng mà còn kích thích đối phương nói nhiều hơn. Từ đấy, bạn sẽ rèn luyện tốt kỹ năng lắng nghe.

Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp để đưa ra những câu hỏi thông tin và cũng là cách để bày tỏ sự quan tâm. Lưu ý rằng bạn cần đặt ra những câu hỏi phù hợp liên quan đến câu chuyện, chủ tâm lắng nghe và chuẩn bị sẵn các phản hồi phù hợp.

Trung Thành