Sức khỏe

Tử thần triệu tuổi suýt lấy mạng vận động viên chỉ bằng "cú chạm"

Nhìn thấy con cá lạ có kích thước lớn tưởng nhầm là cá hồi và mang về nấu, vận động viên xấu số rơi vào tình trạng nguy kịch.

James Amitt (38 tuổi) là vận động viên tự do của bộ môn lướt ván, như mọi ngày James cầm chiếc ván trượt vui đùa với sóng nước. Tình cờ một lần lướt sóng, James trông thấy một con cá, tưởng cá hồi anh bèn tìm cách bắt và mang về nhà chế biến.

Không ngờ rằng, chỉ vài phút sau khi ăn cá, James đột nhiên co giật, liệt tứ chi, nôn ói, yếu, liệt tứ chi, mất tri giác, rất nguy kịch.

James được đưa đến bệnh viện Texas trong tình trạng nguy cấp, các triệu chứng ồ ạt, nặng, diễn tiến rất nhanh nên các bác sĩ đã nghĩ đến ngộ độc chất Tetrodotoxin trong cá và xác định mức độ nặng là 4/4 trong thang ngộ độc chất này.

Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và lọc máu liên tục. Đến khuya, James hồi tỉnh, cử động nhẹ ngón tay tuy nhiên khoang miệng vẫn tê bì không ăn uống được.

Cá mặt thỏ biển tên gọi đầy đủ là "cá đầu thỏ da bạc mắt to biển sâu", có tên khoa học (tiếng Latin) là Chimaera phantasma (tiếng Anh gọi là Silver chimaera). 

Tất cả loài cá thuộc họ Chimaeridae đều sống ở tầng đáy 95 - 550m, có loài sống ở độ sâu 2.000m.

Do sống quá sâu và số lượng quần thể ít, chỉ vào vùng nước nông hơn khi đến mùa sinh sản hoặc có sự xáo trộn tầng đáy do tác động của thời tiết (bão, sóng thần...) nên khi đó ngư dân mới có thể bắt được chúng với số lượng rất ít.

 

Loài cá này rất hung tợn, có bộ răng nanh sắc khỏe nên khi ngư dân thả lưới đánh bắt cá phá lưới rất dữ.

Cá mặt thỏ cũng có đầu, thân đuôi như những loài cá khác tuy nhiên tên cá mặt thỏ cũng bắt nguồn từ hàm răng của cá mặt thỏ giống răng thỏ. Hàm răng sắc nhọn này có thể cắn tan lưới của ngư dân để thoát ra ngoài.

Cá mặt thỏ có trọng lượng trung bình 0,5 - 2kg, lớn nhất có thể đến 3kg và dài 100cm, thân màu xám bạc, dẹp đứng, đầu to, gồ cao, vây lưng thứ hai ngắn, kéo dài từ vây lưng thứ nhất đến sát vây đuôi. Vây hậu môn nhỏ. Vây ngực hình tam giác, rất lớn.

Các nhà khoa học cho biết, cá mặt thỏ là loài cá cổ xưa, đã xuất hiện trên trái đất hàng triệu năm trước và không mấy thay đổi với tổ tiên chúng.  

Cá mặt thỏ rất hiếm, giá trị kinh tế cao, đặc biệt nhất của loài cá này chính là da - nguyên liệu để sản xuất collagen nên trên thị trường quốc tế, mỗi kg da cá khoảng 2.000 USD và ngay khi bắt được người ta lột da ngay lập tức.

 

Tuy nhiên, cá mặt thỏ lại là tử thần đoạt mạng nếu không may ăn phải

Độc tố của cá mặt thỏ được xác định là chất Tetrodotoxin. Đây là chất độc cực mạnh, chỉ một lượng cực nhỏ cũng đủ lấy đi sinh mạng của một người khỏe mạnh.

Tetrodotoxin là một loại độc rất bền, nấu chín cá thì độc vẫn còn tồn tại một phần trong các cơ quan, ăn phải thì chỉ 5 - 15 phút là trúng độc, trong vòng 4 - 6 giờ nếu nạn nhân không được cấp cứu thì chắc chắn tử vong. Tiên lượng một ca ngộ độc cá mặt thỏ phụ thuộc vào thời gian, càng được chữa trị sớm thì khả năng hồi phục càng cao.

Đa số ngư dân khi đánh bắt được cá mặt thỏ đều cho rằng nọc độc của cá chủ yếu nằm ở da và cơ quan nội tạng và khi bỏ những bộ phận này thì có thể ăn thoải mái không lo ngộ độc. Và hậu quả là nhiều người đã gặp nguy hiểm tính mạng vì suy nghĩ này.

Tuy nhiên, món ăn từ cá mặt thỏ đòi hỏi tay nghề chế biến rất công phu thì mới an toàn, bởi hầu hết các bộ phận của cá mặt thỏ đều có độc.

Ở Nhật Bản, đầu bếp muốn được phép chế biến cá mặt thỏ hoặc cá nóc nói chung cần phải qua nhiều khâu thẩm định vô cùng nghiêm khắc và được cấp chứng chỉ hành nghề. Một món sashimi cá mặt thỏ có thể có giá hàng nghìn USD, và vẫn có nhiều đại gia bỏ tiền ra để được ăn một cách an toàn.

Hàng năm, doanh thu từ cá mặt thỏ có thể mang về cho Nhật Bản hàng triệu USD, chỉ có giới thượng lưu mới chi trả nổi cho món ăn này.

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)