An ninh - Hình sự

Tù nhân Do Thái vượt ngục, 3 ngày ẩn trong thân cây rỗng, vượt qua 200 con chó săn khát máu

Rudolf Vrba là một trong số ít những tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung của Đức Quốc xã có thể thành công trốn thoát ra ngoài.

Trại tập trung Auschwitz là nỗi kinh hoàng của bất kỳ ai mỗi khi nghe đến, nơi được coi là “địa ngục trần gian” với những tù nhân bị bắt giữ bởi Đức Quốc xã.

Trại tập trung được bố trí với hơn 2.000 nhân viên luôn canh giữ 24/24, 200 con chó săn khát máu, hàng rào điện vây xung quanh đủ có thể dập tắt những ý định vượt ngục trong đầu các tù nhân.

Rudolf Vrba

Trong suốt 5 năm hoạt động, đã có hàng trăm trường hợp tù nhân cố gắng vượt ngục, đa phần là những người có gốc Do Thái. Tuy nhiên, số người vượt ngục thành công chỉ có 5 người, đã tiết lộ những bí mật rợn người về Auschwitz, trong đó có Rudolf Vrba.

Vrba sinh ngày 11/9/1924 tại Topolcany (Tiệp Khắc) với tên khai sinh là Walter Rosenberg, có cha là người gốc Do Thái đang điều hành 1 nhà máy trong khu vực. Năm 1939, ở tuổi 15, Vrba bị đuổi khỏi trường trung học ở Bratislava do luật bài trừ người Do Thái của Đức Quốc xã và phải đi lao động bắt buộc.

Ảnh chụp một số tù nhân trong Auschwitz 

Đầu tháng 3/1942, trong cuộc nổi loạn chống lại luật trục xuất, Vrba đã xé hình ngôi sao David màu vàng (biểu tượng của người dân Do Thái) trên ngực áo của anh và bỏ nhà ra đi. Đầu tiên Vrba đến Anh rồi di chuyển tiếp đến Hungary.

Vrba bị lính biên phòng chặn lại và đưa đến trại tập trung Novaky ở Slovakia. Tại đây, Vrba đã cố gắng trốn thoát nhưng bị bắt lại và đánh đập. Đến ngày 14/6/1942, Vrba bị trục xuất đến trại giam Majdanek ở Ba Lan và được chuyển đến Auschwitz sau 2 tuần. Từ đây, hình xăm số 44070 xuất hiện trên cánh tay của Vrba.

Từ tháng 8/2942 đến 6/1943, Vrba được làm việc tại nơi xử lý tài sản của những người “nhập cư” bị bắt giữ. Khu vực này được cho là nơi “giàu có” nhất của trại giam Auschwitz vì cất giữ rất nhiều lương thực, đồ đạc cá nhân, quần áo, tài sản giá trị của những tù nhân trước khi bị lính canh Đức Quốc xã bắt vào đây.

Alfred Wetzler

Vrba đã nung nấu kế hoạch vượt ngục trong 2 năm và quyết định thực hiện nó bằng mọi giá cho dù kết quả có thảm hại đến đâu chăng nữa. Đúng lúc này, Alfred Wetzler xuất hiện và cả 2 nhanh chóng trở nên thân thiết rồi rủ nhau cùng bỏ trốn.

Cả 2 đã cùng nhau thăm dò điểm yếu của trại tập trung Auschwitz và lên kế hoạch trốn thoát trong suốt nhiều tháng liền.

14h chiều 7/4/1944, kế hoạch chạy trốn của Vrba và Wetzler bắt đầu được tiến hành. Bước đầu tiên, cặp đôi đã ẩn náu 3 ngày trong 1 thân cây rỗng để tránh sự truy lùng của lính canh. Không những vậy, Vrba và Wetzler còn nhét trong người rất nhiều thuốc lá tẩm xăng để tránh việc chó ăn có thể đánh hơi được mùi của họ. Đây là mánh khóe họ học được từ người tù Dmitry Volkov đã từng vượt ngục trước đó nhưng bị bắt lại. Không ít lần 2 người tưởng chừng như bị phát hiện đến nơi thì tiếng còi báo động có máy bay hoặc du kích tấn công.

3 ngày sau, Vrba và Wetzler âm thầm rời trại Auschwitz rồi đi men theo sông Sola hơn 130km về phía nam tới biên giới của Slovakia.

11 ngày sau khi trốn thoát, Vrba và Wetzler đã vượt qua biên giới Ba Lan – Slovakia và gặp được người nông dân trong trạng thái đói khát và suy kiệt sức lực. Bà đã giúp họ liên lạc với 1 bác sĩ Do Thái, tiến sĩ Pollack, người có mối quan hệ với Hội đồng Do Thái, kết thúc cuộc chạy trốn điên rồ của 2 tù nhân khỏi “địa ngục trần gian”.

Sau chiến tranh, Vrba học sinh học và hóa học tại trường đại học Charles, Prague (Séc) sau đó ông làm việc tại Israel từ năm 1958 đến 1960 ở viện nghiên cứu sinh ở Beit Dagan.

Từ năm 1960 đến 1967, Vrba quay trở lại Anh và làm việc tại trung tâm thần kinh ở Carshalton, sau đó là Hội đồng Nghiên cứu Y khoa cà cuối cùng là hoàn thành sự nghiệp sách vở của mình ở Đại học Harvard với học hàm giáo sư.

Ngày 26/3/2006, Vrba qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 81.

Han (theo The Guardian)