Kết nối

Trang Thơ Đồng Ánh Liễu – Góp cho đời một khúc hoan ca

Là một trong những đại diện nổi bật của thế hệ thi sĩ trẻ Việt Nam, nhà thơ Đồng Ánh Liễu lặng lẽ góp cho đời một khúc hoan ca!

Đồng Ánh Liễu (tên thật là Đồng Thị Ánh Liễu), chị là một nữ thi sĩ thuộc thế hệ 8X, đến từ thành phố Cảng Hải Phòng.

Nhà thơ Đồng Ánh Liễu.

Người con gái xứ Cảng thơm: xinh đẹp, mạnh mẽ và kiên cường Đồng Ánh Liễu được đông đảo cộng đồng độc giả yêu thơ mến mộ bởi sự tài năng trong từng vần thơ tròn trịa và đẹp đẽ. Những tập thơ của chị được xuất bản và nhận được nhiều đánh giá cao từ các nhà phê bình văn chương cũng như tấm lòng mến mộ từ độc giả khắp nơi.

Giống như Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định: “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mỹ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống”. Quả thực, đến với những trang thơ của Đồng Ánh Liễu, độc giả như bước vào một thế giới mới, ngập tràn tình yêu và không thôi một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời. Ở nơi ấy có bóng hình người phụ nữ sống hết mình vì tình yêu, dành cả cuộc đời theo đuổi và tìm kiếm tri kỷ, tri âm:

“Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc
Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn
Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn
Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất” _ (Trích “Đời” – thơ Đồng Ánh Liễu).

Nhà thơ Đồng Ánh Liễu mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt.

Ông hoàng Thơ tình Xuân Diệu từng nói: “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa”. Ở những trang thơ của Đồng Ánh Liễu dù không khoa trương hay sử dụng những ngôn từ ước lệ, tượng trưng mang tính sàng lọc và kén chọn đối tượng độc giả, thế nhưng thơ chị vẫn toát lên một hơi thở rất riêng của một hồn thơ độc đáo:

“Chọn thiện lương đâu phải ta khờ khạo
Bởi nguyên sơ bản chất mỗi con người
Ai cũng vậy khi cất tiếng chào đời
Đều lương thiện như nụ cười của mẹ” _ (Trích Kiếp nhân sinh 2 – Thơ Đồng Ánh Liễu).

Đã bước sang độ tứ tuần nhưng nhà thơ Đồng Ánh Liễu vẫn trẻ trung với nét đẹp nhẹ nhàng, yêu kiều.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà thơ Đồng Ánh Liễu lựa chọn một lối đi “rất riêng” giữa thế giới mỹ miều như thi ca. Ngôn từ chị sử dụng giản dị, gần gũi với cuộc sống thường nhật, vậy nhưng khi được sắp xếp và đứng cạnh nhau lại toát lên những ý thơ đẹp đến thuần khiết. Có được kết quả này chính là nhờ sự quan sát và lựa chọn hình ảnh trong từng tứ thơ của chị. Ví như 4 câu thơ trên trích trong bài Kiếp nhân sinh 2, Đồng Ánh Liễu đã thành công khi dùng “nụ cười của mẹ” để diễn tả về sự thiện lương của con người, của cuộc đời. Còn điều gì cao quý hơn tình mẫu tử thiêng liêng trong một kiếp luân hồi?

“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…” cũng chính là như vậy.

Nét đẹp thuần khiết của nhà thơ Đồng Ánh Liễu.

Là một nữ thi sĩ chuyên về dòng thơ trữ tình lãng mạn. Những khúc ngâm của chị không chỉ dừng lại ở tình yêu đôi lứa, mà còn mở rộng ra với tình yêu quê hương, đất nước, với từng thanh âm bé nhỏ giữa cuộc đời rộng lớn. Một trong những điểm đặc biệt trong thơ Đồng Ánh Liễu chính là sự lạc quan và niềm tin tích cực vào cuộc sống, ngay cả khi tình yêu chẳng trọn vẹn, ngay cả khi rét buốt những đêm đông hay còm cõi cô đơn trong cảnh ly biệt đoạn trường. Giống như chị đã từng viết:

“Vì cuộc đời – ta biết lắm bể dâu
Nên không muốn nặng nề câu ai oán
Không than van tình yêu kia mau cạn!
Mà ơn người – vì một đoạn tình chung” (Trích “Cảm ơn người 2” _ Thơ Đồng Ánh Liễu).

Nhà thơ Đồng Ánh Liễu - góp cho đời một khúc hoan ca.


Thông tin tác giả: https://www.facebook.com/dongthianhlieu

Phạm Thủy