Chính sách

Trạm thu phí đường bộ có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 20 năm

Danh mục, thời gian sử dụng và tỉ lệ hao mòn của các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Thông tư 35/2022/TT-BTC.

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định.

Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 30/7/2022, thay thế Thông tư 178/2013/TT-BTC và Thông tư liên tịch 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT .

Hai tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Theo đó, tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn sau là tài sản cố định: Có thời gian sử dụng 1 năm trở lên và có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản; Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác.

Việc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12 hàng năm, trước khi khóa sổ kế toán. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện tính hao mòn như sau: Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 6 tháng thì tính hao mòn tròn một năm; Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 6 tháng thì không tính hao mòn trong năm phát sinh tài sản.

Theo đó, nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản (quy định mới).

Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp: Tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ; Xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định 33/2019/NĐ-CP. So với quy định hiện hành, Thông tư 35/2022/TT-BTC bổ sung các trường hợp ngoài trừ.

Thêm vào đó, khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản.

Tỉ lệ hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức: Mức hao mòn hàng năm của tài sản = Nguyên giá tài sản x Tỉ lệ hao mòn (%/năm)

Danh mục, thời gian sử dụng và tỉ lệ hao mòn của các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Thông tư 35/2022/TT-BTC.

STT

Danh mục các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm)

Tỉ lệ hao mòn (% năm)

1

Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường

40

2,5

2

Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

40

2,5

3

Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

40

2,5

4

Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ.

20

5

5

Trạm kiểm tra tải trọng xe

20

5

6

Trạm thu phí đường bộ

20

5

7

Bến xe

25

4

8

Bãi đỗ xe

25

4

9

Nhà hạt quản lý đường bộ

25

4

10

Trạm dừng nghỉ

25

4

11

Kho bảo quản vật tư dự phòng

20

5

12

Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)

 

 

12.1

Công trình nhà quản lý hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin

 

 

 

Nhà cấp I

80

1,25

 

Nhà cấp II

50

2

 

Nhà cấp III

25

4

 

Nhà cấp IV

15

6,67

12.2

Vật kiến trúc, máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của Trung tâm ITS

Thời gian sử dụng và tỉ lệ hao mòn xác định theo Thông tư 45/2018/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

13

Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

 

 

13.1

Đối với các công trình phục vụ cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

 

 

 

Nhà cấp I

80

1,25

 

Nhà cấp II

50

2

 

Nhà cấp III

25

4

 

Nhà cấp IV

15

6,67

13.2

Đối với các phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc, tài sản khác phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

Thời gian sử dụng và tỉ lệ hao mòn xác định theo Thông tư 45/2018/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

14

Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ

10

10

Tuệ Minh