Sức khỏe

Tổ yến có thực sự tốt như lời đồn thổi

Hàng chục triệu cho đến hàng trăm triệu cho một tổ yến liệu có đáng không?

Tổ yến được mệnh danh là bạch kim trong giới ẩm thực bởi độ đắt đỏ, quý hiếm. Từ xa xưa, chỉ vua quan quý tộc giàu có mới được tẩm bổ bằng tổ yến.

Người xưa coi tổ yến là một vị thuốc quý có thể chữa bách bệnh, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, nâng cao ham muốn tình dục...

Các nhà khoa học hiện đại nhận định tổ yến không phải là thuốc, nó chỉ được coi là một thực phẩm chức năng hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh.

Liệu điều đó có thực sự đúng?

Trước hết, tổ yến được làm từ chính nước bọt của một loài chim yến nhỏ chuyên sống trong các hang động ở châu Á có tên swiftlet.

Yến sống trong các hang động đá vôi quanh khu vực Ấn Độ Dương, Nam Á, Đông Nam Á, phía Bắc Australia và những hòn đảo Thái Bình Dương.

Con đực làm nhiệm vụ xây tổ trên các vách đá thẳng đứng. Cho nên, việc thu hoạch chúng là quá trình rất nguy hiểm đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn pha chút liều lĩnh.

Bước vào mùa làm tổ, chim yến sẽ chọn một vị trí thuận lợi để xây tổ. Vị trí này sẽ được giữ nguyên trong nhiều năm, thường là cả đời. Để xây tổ, chim yến sẽ sử dụng lưỡi để đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt nhiều lần lên vách hang để định hình tổ yến. Nước bọt sẽ khô lại sau khoảng 2 đến 3 tiếng.

 

Để hoàn thành một chiếc tổ, chim yến phải mất rất nhiều đêm. Trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Theo các nhà nghiên cứu, chim yến gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều sức lực khi xây tổ.  

Khi kích thước chiếc tổ đủ lớn, chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ và đu lên vách hoặc mép tổ để quẹt vào lòng tổ. Tổ yến cũng chính là nơi chim yến đẻ trứng sau này. Với những người đi thu hoạch tổ, khi họ thấy tổ yến có xơ mướp thì sẽ biết chú chim yến đó sắp đẻ trứng.

Trong một bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế mới đây, các nhà khoa học không thể tìm ra và giải thích được khả năng chữa bệnh tuyệt vời của món súp yến. Những ảnh hưởng lên cơ thể và giá trị chữa bệnh thực sự của nó vẫn còn là câu hỏi đối với y học.

Protein với các axit amin thiết yếu là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong tổ yến. Bên cạnh đó, nó cũng chứa 6 loại hormone (bao gồm cả testosterone và estradiol), hợp chất carbohydrate, lượng nhỏ lipid.

Không ít nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tổ yến còn chứa nhiều chất có thể kích thích quá trình phân chia tế bào, làm tăng trưởng và tái tạo mô, hạn chế bệnh nhiễm trùng.

Mặc dù vậy, không phải cơ thể ai cũng phản ứng tốt với các thành phần đó. Trong nhiều trường hợp, nhiều người sử dụng yến bị ngộ độc, sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Cho đến nay, vẫn còn quá ít nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu chức năng sinh học của nó mà hầu hết vẫn chỉ dựa trên nguồn thông tin từ những bài thuốc cổ truyền Trung Hoa có từ hàng trăm năm trước

Tuyệt đối không sử tổ yến tùy tiện.

Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

Những người đang bị các bệnh: Ho đờm, nhiễm trùng huyết, viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, phụ nữ mới sinh, bệnh nhân sau phẫu thuật, trẻ em dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không được sử dụng tổ yến.

Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)