Tiêu dùng & Dư luận

Tín dụng tiêu dùng góp phần đẩy lùi tín dụng đen

Tín dụng đen đang là vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Lãi suất cao, các hình thức đòi nợ “bạo lực” đã khiến không ít người vay tiền cảm thấy bất an. Để đẩy lùi tín dụng đen, Nhà nước chủ trương khuyến khích các hình thức tín dụng đa dạng nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cho vay tiêu dùng dễ dàng hơn. Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính càng có cơ hội tiếp cận với người dân mạnh mẽ, góp phần phát triển nền tài chính lành mạnh.

Tín dụng đen là gì?

Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, tín dụng đen là một trong những loại hình tín dụng phi chính thức, là hình thức cho vay nặng lãi và không theo quy định của pháp luật. Đối tượng đi vay thường không am hiểu về tín dụng và pháp luật, muốn nhanh gọn nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Do lãi suất rất cao, thời gian trả nợ nhanh, họ thường không có khả năng thanh toán, rơi vào tình trạng cùng quẫn và tiếp tục tìm cách vay mượn để bù đắp các khoản nợ. Trong khi đó, các đối tượng cho vay, do không chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, thường áp dụng các hình thức “xã hội đen” để đòi nợ, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

Để xử lý các hoạt động tín dụng đen, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (Điều 201) đã quy định cụ thể về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, trong đó có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đồng thời có thể bị xử tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.

Medit được khách hàng tin dùng vì đem đến nhiều trải nghiệm thuận tiện, mới mẻ

Về mặt chính sách, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực thực hiện tái cơ cấu hệ thống theo Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân và doanh nghiệp thông qua các công ty tài chính được pháp luật cấp phép, bảo vệ. Điều này góp phần giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn.

Tín dụng tiêu dùng – giải pháp tài chính an toàn cho người dân

Theo ông Vũ Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), để vay được tiền, người dân chỉ cần khai báo một số thông tin cơ bản như thông tin nhân thân, tình trạng cư trú, việc làm và cung cấp tối thiểu một số giấy tờ như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu/bằng lái xe để các công ty tài chính có thể xác định chính xác nhu cầu và khả năng vay của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phê duyệt phù hợp. Lãi suất cho vay được đưa ra hợp lí, dựa vào khẩu vị rủi ro của từng nhóm khách hàng khác nhau.

Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như bị áp lãi suất cao hoặc bị phạt, bị vỡ nợ, người dân cần lưu ý đọc kỹ các điều khoản về hợp đồng trước khi ký. Đặc biệt các điều khoản liên quan đến lãi suất, số tiền vay, thời gian vay, số tiền phải trả hàng tháng, ngày trả nợ. Nếu có vướng mắc gì, người dân cần trao đổi ngay với nhân viên tư vấn hoặc liên hệ ngay với công ty tài chính qua số hotline để được giải đáp thắc mắc kịp thời.

Trong trường hợp mất khả năng trả nợ, khách hàng cũng có thể trao đổi với công ty tài chính để được hỗ trợ, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Mcredit là công ty tài chính, hoạt động theo mô hình liên doanh với 2 cổ đông lớn là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và Ngân hàng Shinsei (Nhật Bản).

Mcredit hỗ trợ người dân từ 18 đến 60 tuổi và có thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên. Số tiền cho vay từ 2 đến 100 triệu đồng. Mạng lưới cho vay của Mcredit hiện phủ sóng tại 52 tỉnh/thành với 852 điểm tư vấn dịch vụ trên toàn quốc.

Mcredit hiện đang cung cấp các sản phẩm cho vay tiền mặt với mục đích tiêu dùng và cho vay trả góp để mua sắm các mặt hàng như xe máy, điện lạnh, điện thoại, v.v… với các điều kiện phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Thu Hà