Cộng đồng mạng

Tìm thấy "thủ phạm" khiến nhiều người tử vong nhất trong lịch sử nhân loại

Với đội quân khổng lồ hơn 100.000 tỷ, sự xuất hiện của những "tên sát thủ" nãy đã giết chết rất nhiều người. Đó chính là muỗi.

Chúng là ai? Chúng xuất hiện gần như mọi ngóc ngách trên toàn cầu, giết chết khoảng 700.000 người mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kẻ đó có thể đã giết chết gần một nửa trong số 108 tỷ người đã từng sống trong khoảng 200.000 năm trên toàn thế giới.

Sốt xuất huyết, tranh của Émile Charles-Bitte.

Mỗi năm trên toàn thế giới có 50.000 người chết vì bị rắn độc cắn, 500 người chết vì bị cá sấu cắn, hàng triệu người chết vì tai nạn giao thông, nhưng có biết bao người ra đi vì bị muỗi đốt.

Sát thủ đó chính là muỗi!

Nhưng một thực tế, loài muỗi không trực tiếp giết người mà chúng là loài vật gián tiếp mang đến các loài virus cũng như mầm bệnh vào cơ thể con người và điển hình nhất là bệnh số rét, sống vàng da, sốt xuất huyết, West Nile, Zika hay thậm chí là cả HIV.

2.000 năm trước, bên bờ sông Nile của nền văn minh Ai Cập, có một loài muỗi mà khoa học sau này gọi là Aedes Aegypti (muỗi vằn), đã cố gắng sinh sôi nảy nở để gieo rắc nỗi sợ hãi kinh hoàng bằng một mầm bệnh giết người – sốt xuất huyết – căn bệnh của quỷ.

Hoá thạch hổ phách 100 triệu năm tuổi mới được phát hiện chứa một con muỗi cổ đại được cho có cấu trúc cơ thể giống muỗi ngày nay.

Sốt xuất huyết tàn phá Phi châu thời tiền sử tới mức dân chúng ở đó đã tiến hóa các tế bào máu hình lưỡi liềm riêng họ mới có để kháng cự.

Cũng căn bệnh đó đã giết chết người Hi Lạp và La Mã cổ đại - và cả những dân tộc tìm cách chinh phục họ.

Và muỗi cũng chính là kẻ khiến nhiều đế chế sụp đổ.

Người La Mã từng toan tính thuộc địa hóa Scotland, để rồi phải dừng bước vì một chủng sốt xuất huyết bản địa được cho là đã giết chết một nửa trong 80.000 lính La Mã.

Cũng sốt xuất huyết đã hạ gục đạo quân tưởng như bất bại của Hannibal khi họ đang thẳng tiến tới Rome, bắt đoàn quân của Thành Cát Tư Hãn phải quay đầu ở Nam Âu.

Ở Walcheren, Napoleon phá đập để gây ngập lụt - rồi sau đó là dịch sốt xuất huyết giết chết 4.000 lính Anh và tuyên bố: "Chúng ta sẽ chống lại quân Anh bằng bệnh sốt chứ không phải thứ gì khác".

Lúc Columbus đến Tân thế giới, muỗi ở đó khó chịu nhưng không truyền bệnh.

Những con muỗi đã vượt Đại Tây Dương làm thay đổi tất cả.

22 năm sau khi Columbus tới, người Taino chẳng hạn, đã chết mất từ 5-8 triệu người, còn lại chỉ 26.000 người.

Ước tính muỗi đã giết nhiều người hơn bất kỳ nguyên nhân đơn lẻ nào khác, 52 tỉ người cả thảy, gần một nửa tổng số nhân loại từng sống trên hành tinh. Bởi thế, ông gọi bầy muỗi là "kẻ hủy diệt những thế giới".

Năm 1998, sốt dengue là bệnh lây nhiễm nhiệt đới phổ biến nhất chỉ sau sốt rét, với khoảng 100 triệu ca, trong đó có 500.000 bệnh nhân sốt xuất huyết và 25.000 người chết mỗi năm.

Theo WHO, hiện nay, có khoảng 4 tỷ người có nguy cơ mắc các bệnh do muỗi gây ra. Các tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới hiện đang không ngừng nghiên cứu các phương thức để có thể diệt trừ, làm hạn chế các tác hại của muỗi gây ra cho con người. Cuộc chiến giữa người và muỗi có vẻ như không bao giờ có hồi kết.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu loài muỗi bị tuyệt chủng?

Muỗi đã sống trên hành tinh hơn 100 triệu năm, nếu muỗi biến mất, các loài côn trùng và cá ăn muỗi sẽ giảm số lượng. Điều này có thể gây ra hiệu ứng gợn sóng trong chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, nếu muỗi tuyệt chủng, sẽ có nhiều động vật thiếu thức ăn nhưng không gây ra thảm họa nghiêm trọng. Hầu hết, chúng sẽ phải thích nghi với môi trường và tìm kiếm con mồi khác để tiếp tục cuộc sống, và con người có thể không thấy khó chịu mỗi lần nghe tiếng vo ve bên tai nữa.

Minh Anh (Nguồn The New York Times)