Đời sống

Thủ thuật nhỏ để vại dưa hành không bị nhớt và có váng trắng

Một hũ dưa hành hoàn chỉnh ấy là khi trong vại dưa không xuất hiện ruồi bọ, váng nhớt, váng trắng.

Không còn là món ăn chỉ ngày Tết cổ truyền mới có, dưa hành giờ đây có gần như hầu hết trong mâm cơm của người Việt. Chính vì thế món ăn này không biết tự bao giờ đã được xem như món ăn truyền thống, gắn liền với ẩm thực đất Bắc. Cách muối dưa hành không hề dễ, để có được món dưa trắng, giòn, lâu bị úng, mặt dưa không nổi váng, màng nhớt cũng cần có bí quyết riêng.

Bát dưa hành đúng chuẩn ngày Tết cổ truyền (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị nguyên liệu muối dưa hành

- 1kg củ hành trắng

- 250ml dấm ăn

- 500ml nước lọc

- 150gr đường

- 100gr muối

- Nước vo gạo

- Tỏi, ớt nguyên quả

Cách thực hiện muối dưa hành

Quan trọng không kém là bước sơ chế. Trước tiên, bạn bóc hành củ sạch vỏ ngoài, cắt rễ sau đó đem ngâm nước vo gạo trong vài giờ để giảm độ hăng, nhớ hãy ngâm qua đêm. 

Bí quyết nào để hũ dưa hành muối không có váng màng nổi lên?

Hòa muối với 1,5 lít nước đun sôi để nguội, vài thìa dấm, đường. Lúc này, hành cần được rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước. Xếp hành vào lọ, dùng tăm hay que tre chèn trên mặt trước khi đổ nước muối vào để hành không bị trồi trên mặt nước. Tiếp đó đan xen cho tỏi và ớt thêm để dưa hành có thêm vị cay nóng.

Nếu đúng công thức, củ hành muối sẽ ăn được sau 4 ngày. Ngoài ra, có thể mang hũ hành ra phơi nắng cho hành được giòn và để được lâu hơn.

Hành muối không chỉ giảm vị ngấy của thức ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Ăn hành muối trong dịp Tết còn có nhiều tác dụng: Hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng cơ thể, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch.

Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng cảm cúm, viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang. Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Ngoài ra, trong hành còn chứa chất chống ung thư ruột kết, Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết. 

Nguyên Anh (Tổng hợp)