Cộng đồng mạng

Thiên nhiên kì bí: Vùng đất kinh dị dùng tro cốt người chết làm gia vị thức ăn

Sống sâu trong những cánh rừng Amazone, bộ tộc cổ xưa này khiến nhiều người sợ hãi khi họ sử dụng tro cốt của người chết để làm thức ăn hoặc gia vị.

Hủ tục ăn tro cốt của người chết

Văn hoá bộ tộc làm một trong những điều thu hút các nhà làm phim, các lịch sử gia và nhà khoa học.

Không phủ nhận một điều, phía sau những cánh rừng già là một thế giới bí hiểm.

Bộ tộc Yanomami không phải là ngoại lệ. Họ là thổ dân da đỏ bản địa sống trong hàng trăm ngôi làng ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil với dân số chừng 20.000 người.

Mái nhà chung shabono.

Bộ tộc này có tập tục tụ họp dưới mái nhà chung shabono. Trung bình, một shabono có chu vi chừng 90m, hình tròn, giữa là khoảng sân rộng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá và dây leo của rừng nhiệt đới. Cứ mỗi 4-6 năm/lần, người Yanomami lại dỡ bỏ shabono cũ, dựng cái mới.

Mọi chuyện sẽ không có gì khiến nhiều người rùng mình nếu một bí mật bị lộ ra rằng, bộ tộc Yanomami dùng tro cốt người chết chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối.

Họ tin rằng sau khi chết đi linh hồn vẫn còn tại. Muốn giữ linh hồn của người đã mất ở lại, họ phải ăn tro cốt của người đó để thân xác người chết được hòa quyện vào thân xác người còn sống.

Sau khi hỏa táng xong, tro cốt của người quá cố sẽ được đựng trong quả bầu khô, bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà.

Khoảng một năm sau, vào ngày giỗ của người mất, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra để trộn vào thức ăn. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ.

Nhốt bé gái dậy thì trong lồng để làm nghi lễ trưởng thành

Kể từ khi được phát hiện đến nay, bộ tộc ở rừng Amazon này vẫn sống hoang dã như tổ tiên của họ và không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn thay đổi thói quen từ thuở xa xưa.

Trong tộc Yanomami, bé trai vừa lên 8 tuổi đã được coi là đàn ông, bé gái sau kỳ kinh đầu tiên được xem như phụ nữ trưởng thành.

Khi đến tuổi này, họ phải trải qua nghi thức đầu tiên trong cuộc đời một cô gái để chứng minh cô đã trưởng thành.

Các cô gái này bị nhốt vào trong một cái lồng nhỏ. Họ bị giam hãm như vậy trong vòng 1 tháng. Nhưng điều đáng nói là trong suốt 1 tuần đầu của tháng đó, những cô gái này sẽ không được cho ăn bất cứ thứ gì.

Sau khi đã trải qua nghi thức này, những thiếu nữ Yanomami sẽ được người thân của họ trả lại sự tự do. Đồng thời họ sẽ được vẽ lên cơ thể và được đưa đi giới thiệu với các già làng như một người phụ nữ trưởng thành.

Theo quan niệm của người Yanomami, nếu những cô gái bỏ qua nghi thức này thì cả làng sẽ bị nhấn chìm trong một cơn lũ.

Một người đàn ông thích một cô gái, họ chỉ cần đến nhà cô gái, sống và làm việc cho gia đình họ. Sau đó nếu được chấp nhận thì hai người sẽ sống chung với nhau.

Nếu như muốn ly dị, người phụ nữ chỉ cần tìm một người đàn ông khác mà mình thích và ngủ lại bên cạnh anh ta. Nếu người chồng muốn giành lại vợ, anh ta sẽ phải chiến đấu với người chồng mới, nhưng không được phép đánh nhau đến chết.

Họ phân công công việc rất rõ ràng, thích xăm mình, am tường kiến thức tự nhiên. Yanomami cũng là tộc xuất sắc trong việc chế tạo và sử dụng chất độc từ thực vật. Đàn ông trong tộc rất hiếu chiến, sẵn sàng "động thủ" trước bất cứ mối đe dọa nào, bất chấp chuyện phải đổ máu.

Họ từ chối mọi sự liên lạc. Khi phát hiện người lạ tới gần, thành viên của bộ tộc sẽ chào đón họ bằng mũi tên.

Năm 2004, họ đã sống sót kỳ diệu sau trận sóng thần. Tới nay người ta vẫn chưa hiểu vì sao họ vượt qua thảm họa.

Minh Anh (Tổng hợp)