Tiêu dùng & Dư luận

Thị trường nông sản: Giá lúa đi ngang, cà phê giảm

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm thêm 600 - 700 đồng, xuống dao động trong khung 48.200 - 48.800 đồng/kg.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Sóc Trăng, giá lúa đã ổn định trở lại như: OM 5451 là 6.600 đồng/kg; Đài Thơm 8 ở mức 6.800 đồng/kg; riêng TS24 là 8.200 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá lúa vẫn không đổi so với tuần trước, như: lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, OM 4218 là 6.700 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg.

Tương tự tại Kiên Giang, giá lúa, OM 5451 là 6.800 đồng/kg; riêng IR 40404 ở mức 6.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Lúa IR 50404 tại Đồng Tháp là 6.400 đồng/kg; OM 7976 là 6.600 đồng/kg

Giá lúa tại An Giang cũng giữ ổn định so với tuần trước, lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg; OM 18 từ 5.800 - 6.000 đồng/kg; Đài Thơm 8 từ 5.800 - 6.000 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 5.400 - 5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức từ 5.500 - 5.6700 đồng/kg.

Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi từ 5.900 - 6.100 đồng/kg; nếp tươi Long An từ 6.300 - 6.550 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; nếp An Giang khô từ 7.500 - 7.600 đồng/kg.

Riêng ở Hậu Giang, ghi nhận sự tăng giá ở OM 18 là 7.200 đồng/kg, RVT là 8.200 đồng/kg, đều tăng 200 đồng/kg.

Qua chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2022 đã giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha, giảm lượng phân bón và phù hợp theo từng điều kiện canh tác, quản lý nước tưới hiệu quả, giảm đổ ngã, thu hoạch đúng độ chín... Đặc biệt, các mô hình đều cho năng suất tăng vượt trội so với đối chứng từ 200 - 870kg/ha, lợi nhuận bình quân tăng 3,5 - 5,9 triệu đồng/ha.

Giai đoạn 2022 - 2025, Công ty Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục nhân rộng chương trình canh tác thông minh trên cây lúa và các loại cây trồng khác.

Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm không đổi so với tuần trước, được giao dịch ở mức từ 390-393 USD/tấn.

Trong khi giá xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo nhiều nước đã tăng lên. Cụ thể, giá gạo Ấn Độ tăng cao trong tuần qua do thời tiết bất ổn, đã thúc đẩy các khách hàng châu Á mua nhiều ngũ cốc hơn để tích trữ. 

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ở mức từ 362 - 368 USD/tấn, khi nhu cầu yếu bù trừ những lo ngại về nguồn cung vẫn tồn tại bởi lượng mưa thấp.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ tuần trước cho thấy người nông dân đã gieo trồng trên 34,37 triệu ha, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bangladesh chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận với Ấn Độ để nhập khẩu 100.000 tấn gạo theo hợp đồng giữa hai chính phủ.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm cũng tăng nhẹ lên từ 415 - 422 USD/tấn trong tuần qua.

Nguồn cung lúa mì của Nga và ngô của Ukraine đặc biệt yếu so với các công ty xuất khẩu ở Vịnh Mexico (Mỹ) và Bắc Brazil. 

Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch 26/8, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ đều tăng, với giá ngô tăng cao.

Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 14,25 xu Mỹ (tương đương 2,19%) lên 6,6425 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 12/2022 tăng 16,25 xu Mỹ (2,06%) lên 8,0525 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2022 tăng 30 xu Mỹ (2,1%) lên 14,6125 USD/bushel (1 bushel lúa mì/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Nguồn cung lúa mì của Nga và ngô của Ukraine đặc biệt yếu so với các công ty xuất khẩu ở Vịnh Mexico (Mỹ) và Bắc Brazil.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell chỉ ra rằng ngân hàng trung ương sẽ vẫn kiên quyết trong cuộc chiến chống lạm phát và quyết tâm đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nhu cầu ngũ cốc của Mỹ và thế giới. 

Thị trường cà phê thế giới cho thấy, trong phiên giao dịch cà phê ngày 27/8, giá cà phê thế giới kỳ hạn trên hai sàn sụt giảm do lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng Fed sẽ mạnh tay trong việc chống lạm phát dù sẽ gây khó khăn cho người dân và các công ty.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm thêm 600 - 700 đồng, xuống dao động trong khung  48.200 - 48.800 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11/2022 giảm thêm 33 USD, xuống 2.279 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm thêm 34 USD, xuống còn 2.260 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12/2022 giảm 1,40 xu Mỹ, xuống 238,10 xu Mỹ/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 1,35 xu Mỹ, xuống còn 231,65 xu Mỹ/lb, các mức giảm đáng kể (1 lb=0,4535 kg). Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm thêm 600 - 700 đồng, xuống dao động trong khung  48.200 - 48.800 đồng/kg.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm như đã dự đoán sau phiên tăng nóng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong cả ngắn lẫn trung hạn. Tồn kho cà phê của ICE tiếp tục sụt giảm vì giá kỳ hạn thiếu sức hấp dẫn, không đủ sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài. Hơn nữa chi phí để giới thương nhân đưa cà phê về hai sàn để bán đấu giá hiện khá tốn kém, đắt đỏ nên các nhà nhập khẩu trực tiếp tìm đến nguồn cung để mua hàng nhằm giảm bớt các chi phí trung gian.

Chuyên gia thế giới dự báo lạc quan về gạo Việt Nam 

Báo cáo "Nghiên cứu ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2022-2031" do tổ chức ResearchAndMarkets vừa thực hiện cho biết, có ba lý do chính đưa hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển ổn định.

Thứ nhất là Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, theo đó cơ cấu ngành lúa gạo được điều chỉnh mạnh mẽ như thay đổi quy trình canh tác, chú trọng nâng cao chất lượng gạo hơn là tăng sản lượng.

Cụ thể vào năm 2015, tỷ lệ hạt giống lúa chất lượng cao của Việt Nam chỉ chiếm 35% -40% cơ cấu sản xuất nhưng đến năm 2020, con số này đã đạt từ 75% -80%, thậm chí có nơi tỷ lệ sử dụng hạt giống chất lượng cao lên tới 90%.

Thứ hai, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) với nhiều nước, tạo điều kiện cho sự bứt phá của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thứ ba là nhu cầu thị trường, trong bối cảnh nhiều ngành vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vào năm 2020, nhưng nhu cầu về lương thực, thực phẩm vẫn không hề sụt giảm.

Hương Anh (tổng hợp)