Tây Du Ký: Tại sao học Đạo xong, Tôn Ngộ Không trở nên ngang ngược đến mức bị chôn 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành?

Học đạo để tu thân, để an yên trong cửu giới, cớ sao 7 năm tu đạo trên núi Linh Sơn, Tôn Ngộ Không Tây Du Ký lại trở nên ngang ngược khuấy trời đạp nước?

Tôn Ngộ Không an phận thủ thường? 

Lang bạt biển lớn, Khỉ đá quyết tâm học đạo Trường sinh:

Tôn Ngộ Không hiện lên như một kẻ bất trị, đại náo long cung thủy tề, phá hội Bàn Đào, quậy phá thiên giới, thực không coi ai ra gì.

Lý do là ở chỗ tính khí của Ngộ Không là thuận theo tài năng của bản thân mà biến đổi. Trước khi học Đạo cầu Tiên, Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá, hình dung xấu xí, không hiểu phép tắc, khi ấy không thể cao ngạo, dương dương tự đắc.

Thế nhưng mọi chuyện đã biến đổi sau khi học 72 phép Địa sát, vượt khỏi giới hạn của Tam giới.

Tôn Ngộ Không trổ phép thần thông vì sự kích tướng của đồng môn ấy là khoe mẽ, muốn được người khác nịnh bợ. Với người tu hành mà nói, đây là một loại tâm lý hết sức không tốt. Thực chất sự khoe khoang, cậy mình có tài, sau này ắt là chuốc vạ vào thân.

Cho nên, Ngộ Không tu Đạo rồi tính khí lại còn kém hơn lúc chưa tu là vì thế!

Cậy 72 phép biến hóa, xuống Địa phủ xóa tên sổ sinh tử, lên thiên cung quấy nhiễu hội Bàn Đào, tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, muốn thay cả Ngọc Hoàng cai quản Tam giới, đại náo thiên cung, sự ngông cuồng đã lên đỉnh điểm.

Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.

Ngay cả sau khi đã quy y Phật gia, theo Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không cũng vẫn là con khỉ bản tính "coi trời bằng vung" không chịu nổi dù chỉ một chút chèn ép, xem thường người khác.

Phật Tổ Như Lai xuất hiện như một điều hiển nhiên, thu hàng Ngộ Không, ép chặt 500 năm dưới núi Ngũ Hành, coi như cấp cho một dịp tu luyện tâm tính lại từ đầu, uốn nắn lại con người.

Với Tôn Ngộ Không việc bị đày dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm minh chứng cho một điều quan trọng rằng: Con người tu Đạo đúng nghĩa phải khiêm nhường, khoan dung, hành thiện tích đức.

(còn nữa)

Minh Anh