Tây Du Ký: Sở hữu Hoả nhãn kim tinh, tại sao Tôn Ngộ Không suýt bị mù ở Hoàng Phong Động?

Sau khi thu nạp Trư Bát Giới, thầy trò Đường Tăng tiếp tục chuyến hành trình. Đến Hoàng Phong Động, Tôn Ngộ Không gặp nạn suýt mất hai con mắt Hoả nhãn kim tinh?

Tiếp tục chuyến hành trình đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng lưu lạc đến lãnh địa Hoàng Phong Động. Trên đường đi, yêu quái tự xưng Hoàng Phong đại vương hoá thành con hổ, dùng kế "điệu hổ ly sơn" để bắt cóc Đường Tăng.

Clip Hoàng Phong đại vương dùng kế điệu hổ ly sơn bắt cóc Đường Tăng:

Để khắc chế cát thần, phải nhờ đến bảo bối Định Phong đan của Linh Cát Bồ Tát mới trị được yêu quái.

Mọi chuyện không phải ngẫu nhiên mà có. Mỹ Hầu Vương đặc biệt có Hoả nhãn kim tinh sáng chói, chiếu suốt qua các cung trời làm Ngọc Hoàng rung động, kinh ngạc.

Đôi mắt ấy phân biệt rõ chính tà, hư thật, đã từng giàn giụa nước mắt trước cảnh đời vô thường, khổ đau đi tìm đường học đạo bất sinh.

Việc để đôi mắt của Tôn Ngộ Không gặp nạn có hàm ý khi linh hồn của cuộc hành trình thỉnh kinh thiếu sự thông tuệ sáng suốt thì tức thời bản thân sẽ rơi vào ma nạn.

Khi Linh Cát Bồ Tát giải thích mọi chuyện, Ngộ Không giận dỗi nói: "Bồ Tát, hoá ra lại là con chuột của Phật Tổ xuống làm loạn ở nhân gian. Nếu Phật Tổ không nghiêm trị há chẳng phải tội nặng mà xử nhẹ hay sao?".

Con khỉ này, ngay cả Phật Tổ mà ngươi cũng nghi ngờ hay sao?

Chẳng qua, Phật Tổ đã sớm an bài Ngộ Không là trợ thủ đắc lực phò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Ngay cả chuyện yêu ma quỷ quái chặn đường cũng chỉ đơn giản là bài kiểm tra khảo nghiệm lòng kiên định của 4 thầy trò chứ hoàn toàn không dám phá hoại việc đi tìm con đường chân tu.

Tây Du Ký từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người. Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật trong đó, tình tiết trong đó, mà cả tinh thần lạc quan hướng thiện thể hiện trong tác phẩm.

Tây Du Ký không phải là sự chú ý đến sự nghiệp thỉnh kinh của Đường Tăng, mà là chú ý đến nhân cách được xây dựng từ giáo lý nhà Phật.

Đây thực là câu chuyện mượn lý do thỉnh kinh để giãi bày đạo lý làm người, dùng hư cấu văn chương để răn đe người đời tính thiện nhân và tu dưỡng tâm tính, con người sinh ra giữa đất trời, đến nơi thế gian ô trọc này, muốn chân chính chỉ có cách tu luyện.

(còn nữa)

Minh Anh