Sức khỏe

Tác hại không thể ngờ tới của việc "nóng máu"

Đừng nóng giận thường xuyên nếu không muốn mắc những căn bệnh này.

Những người nóng tính là những người dễ cáu giận, hay quát nạt và mặt lúc nào cũng cau có. Làm việc với những người này rất dễ xảy ra xích mích vì tính cách của họ. Vậy bí quyết nào có thể "làm mát" những cái đầu dễ nổi nóng này?

Giận dữ là một khái niệm "động", không chỉ là cảm xúc, mà còn là tâm trạng, và với một số người, đó còn là một kiểu tính cách. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng giận dữ về cảm xúc, như nổi cáu khi bạn bị chặn đầu trên đường, chỉ diễn ra rất nhanh.

Thường thì nó sẽ tan biến trong vài phút, mặc dù chúng ta có thể vẫn giữ nỗi tức giận trước những vi phạm đã qua trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Việc tức giận không chỉ làm ảnh hưởng các mối quan hệ của bạn mà còn khiến bạn trở thành "con bệnh".

Ảnh minh họa

Tăng sản tuyến vú, ung thư vú

Nữ giới dễ nổi cáu có thể bị sưng, đau tức ngực, tăng sản tuyến vú. Tâm trạng tức giận không có lợi cho gan, trì trệ khí huyết, ứ đọng máu, tăng sản tuyến vú và có nguy cơ ung thư vú.

Các bệnh về tuyến giáp

Tức giận khiến trung tâm điều khiển của hệ nội tiết bị rối loạn, dẫn đến bài tiết hormone quá mức. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây cường giáp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp.

Loét dạ dày

Cáu gắt gây phấn khích thần kinh giao cảm. Nó tác động trực tiếp lên mạch máu và tim, làm chậm lưu lượng máu đến nhu động ruột, tăng nguy cơ bị loét dạ dày.

Thiếu máu cơ tim

Loại giận dữ độc hại hoặc không kiểm soát được này là đáng lo ngại nhất khi nhìn từ ​​quan điểm sức khỏe. Nếu bạn có những cơn giận dữ thực sự rất nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tim. Đó là một yếu tố nguy cơ bổ trợ. Lượng máu chuyển đến não sẽ nhiều hơn bình thường khi bạn nổi nóng, khiến máu chuyển đến tim bị giảm xuống. Tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim.

Tổn thương hệ thống miễn dịch

Trong lúc bạn tức giận, cortisol trong não bộ sẽ chuyển hoá thành cholesterol. Khi đã tích tụ quá nhiều, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm tổn thương và ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Rối loạn kinh nguyệt

Tức giận, giống như lo âu hoặc stress, có thể phục vụ mục đích hữu ích, thúc đẩy sự thay đổi hoặc hành động, chẳng hạn như khi xung đột - tiếp cận một cách tôn trọng – cải thiện chất lượng của mối quan hệ. Stress, tức giận dẫn đến khí gan trì trệ, lượng máu giảm, rối loạn kinh nguyệt. Về lâu dài, nó có thể làm bạn mất kinh hoặc mãn kinh sớm.

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)