Cộng đồng mạng

Sốc với nhiệt độ của Bắc Cực có thể khiến hệ sinh thái bị hủy diệt

Mức nhiệt không thể tin nổi ở khu vực gần Bắc Cực đang khiến các nhà khoa học loay hoay như ngồi trên đống lửa.

Một trong những thị trấn lạnh nhất Trái Đất - thị trấn Verkhoyansk ở Siberia đã đạt ngưỡng 40 độ C - mức nhiệt được cho là cao nhất trong lịch sử Bắc Cực.

Đến ngày 21/6, nhiệt độ ở Verkhoyansk vào khoảng 35 độ C và có xu hướng tăng dần. Hiện tượng kì lạ này đang khiến các nhà khoa học vô cùng lo lắng, mọi giả thuyết được đưa ra.

Tại vùng đất lạnh nhất Bắc Cực đang xảy ra tình trạng thay biến nhiệt phức tạp.

Nhà khí tượng học và chuyên gia khí hậu của, Jeff Berardelli cho biết mức nhiệt 40 độ C tại hoặc ở khu vực gần Bắc Cực không khác gì các vùng xích đạo và cận xích đạo.

Mức nhiệt ghi nhận ở phía Tây Bắc Siberia là sự kiện "100.000 năm có 1" và tất cả là vì biến đổi khí hậu.

Trước ngày 20/6, Khatanga, một ngôi làng ở Nga thuộc Vòng Bắc Cực đã ghi nhận nhiệt độ chưa từng thấy là 25 độ C vào tháng trước. Theo dự đoán, nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở Bắc Cực có thể tăng hơn 9 độ C đến năm 2080.

Bắc Cực nóng nhất từ trước đến nay, sớm hơn 80 năm so với dự đoán

Nhiệt độ tăng vọt đến hiếm thấy tại Bắc Cực là dấu hiệu của xu hướng biến đổi khí hậu do con người đốt cháy nhiên liệu hóa thạch đã góp phần khiến Bắc Cực nóng lên gấp 2 lần so với tốc độ trung bình toàn cầu.   

Tình trạng trên khiến các nhà khoa học lo ngại rằng nguy cơ của sự hủy diệt sinh thái với quy mô khổng lồ đang đến rất gần.

Verkhoyansk là nơi sinh sống của 1.300 cư dân, cách thủ đô Moscow (Nga) khoảng 4.800 km về phía Đông.

Đây được coi là nơi khắc nghiệt bậc nhất thế giới với mức nhiệt thấp nhất vào mùa đông trung bình là -69 độ C.

Mùa hè năm ngoái, thị trấn Markusvinsa ở phía Bắc Thụy Điển, rìa phía Nam của vòng Bắc Cực, đã chạm mốc 34,4 độ C.

Bắc Cực đang nóng lên gấp hơn 2 lần tốc độ trung bình của toàn cầu. Trong 40 năm qua, khối lượng băng đã giảm 50%.

Giả sử những con số này là chính xác và tổng hợp chúng lại với nhau, các vùng cực của thế giới đang mất khoảng 666 tỷ tấn băng vào đại dương mỗi năm - với mực nước biển tăng gần 2 milimet mỗi năm.

Nguyên Anh (Nguồn CBS News)