Tiêu dùng & Dư luận

Sao Mai Super Feed: Chuỗi liên kết chặt chẽ đến tận hộ nuôi cá tra

Việc sử dụng nguồn nguyên liệu tinh bột mì để thay thế mì lát sẽ giúp cá tra thương phẩm đạt định mức tối đa, ổn định các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng ở cá. 

Là một loài cá có nguồn gốc bản địa, khai thác từ môi trường tự nhiên, cá tra giờ đây trở thành sản phẩm chiến lược của ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Trong chuỗi giá trị cá tra, thức ăn thủy sản chiếm 60-65%, giữ vai trò vô cùng thiết yếu và quan trọng. 

Sao Mai Super Feed ra đời với dấu mốc tiên phong khép kín chuỗi giá trị cá tra theo mô hình “3F” (Feed – Farm – Food), theo kết cấu của một cụm công nghiệp đầu tư bài bản, quy mô và được liên kết chặt chẽ: Nhà máy thức ăn, trang trại chăn nuôi, nhà máy chế biến và hệ thống phân phối đến khách hành, người tiêu dùng. 

rong chuỗi giá trị cá tra, thức ăn thủy sản chiếm 60 -65%, giữ vai trò vô cùng thiết yếu và quan trọng. 

Đây là dấu ấn của quy trình sản xuất khép kín ngành hàng cá tra bản địa, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và định hướng bền vững cho ngành cá tra Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Khi dịch bệnh Covid được kiểm soát, tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu cá tra trong nước bước vào giai đoạn phục hồi, phát triển. Theo đó, các thị trường quốc tế cũng tiến hành mở cửa giao thương, nhập khẩu nguồn hàng thủy sản sôi động và mạnh mẽ trở lại. 

Trong đó, có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là tôm và cá tra. Hiện nay, cá tra là mặt hàng xuất khẩu trên 150 quốc gia, vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu tăng nhanh, đóng góp khoảng 2% GDP cả nước. 

Trước thách thức chung từ bối cảnh kinh tế hiện nay, thức ăn thủy sản không thể nằm ngoài cơn “bão giá” leo thang bởi đầu vào nguyên liệu tăng đột biến, giá dầu tăng, kéo theo hệ thống logistic - khâu trung gian vận chuyển quan trọng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khách hàng với chi phí tăng cao, gây áp lực lớn đến không chỉ doanh nghiệp mà còn đến cả hệ thống phân phối, người nuôi, hộ nông dân… 

Sao Mai Super Feed đã có sự cải tiến trong quy trình sản xuất, đến từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu tinh bột mì để thay thế mì lát.

Để đảm bảo thị trường, giữ chân khách hàng và duy trì ổn định sản xuất, Sao Mai Super Feed đã tiến hành nhiều kế hoạch, phương án đầu tư, cải thiện và nâng cao chất lượng một cách chủ động, mạnh mẽ với tầm nhìn của một trong những nhà máy chế biến thức ăn thủy sản có công suất lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời, Sao Mai Super Feed cũng thúc đẩy gia công, cải tiến chất lượng và thương hiệu sản phẩm, tăng cường kết nối mạng lưới thị trường và đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản, tiến hành nhiều công đoạn nghiên cứu, khảo nghiệm và cải tiến để sản xuất ra các loại thức ăn thủy sản với hệ số FCR thấp.

Song song với đó là liên kết trang trại nuôi đạt lợi nhuận cao, giúp sản phẩm nguyên liệu đạt định mức tối ưu, đáp ứng được bộ tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU và Hoa Kỳ. Đồng thời, Sao Mai Super Feed đã có sự cải tiến trong quy trình sản xuất, đến từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu tinh bột mì để thay thế mì lát trước đây.

Bước cải tiến có ưu điểm là hệ số FCR thấp, lợi nhuận cao, cá thương phẩm đạt định mức tối ưu. Đặc biệt, dùng tinh bột mì sẽ không còn độc tố Aflatoxin- chất gây ung thư, tác động mạnh đến gan thận, làm giảm các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng ở cá. 

Qua đó bổ sung vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng, nâng cao miễn dịch cho cá, giảm các yếu tố gây hao hụt và thúc đẩy cá phát triển an toàn, khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, cá phát triển tốt với hình dáng đẹp, cân đối, không bị dị tật. Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, viên thức ăn đều và đẹp, nổi lâu trong nước. 

Bằng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Công thương gắn với định hướng “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đất nước nhiều năm qua, mà một số ngành kinh tế nước ta đã và đang phát triển vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế quốc dân, tạo ra vị thế chiến lược mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ kinh tế khu vực.

Năm 2022 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra vượt xa so với kỳ vọng ở một tầm cao mới. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều thách thức, ngành công nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nói chung và Sao Mai Super Feed nói riêng vẫn phát triển từng bước. Từ đó, khẳng định thương hiệu riêng giữa thị trường thức ăn thủy sản, chính từ những dấu ấn đột phá và hệ giá trị riêng đã và đang không ngừng xây dựng, bồi đắp và kiến tạo.

Định Yên