Tiêu điểm thế giới

Giương nòng khai hỏa: S-400, S-500 của Nga "đuổi cùng diệt tận" tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ ở Syria

Dựa trên những tính năng đáng giá mà S-400 và S-500 đã thể hiện, giới phân tích cho rằng, S-600 một khi ra mắt sẽ đặt ra một thách thức ghê gớm đối với các nước NATO trên thực địa.

S-400 đang mang lại danh tiếng cho vũ khí Nga.

Trong bài viết được đăng tải gần đây, tờ Bulgarian Military đã điểm lại các hệ thống phòng không nổi danh của Nga từ quá khứ cho tới hiện tại. Bài viết nhận định rằng, với S-400, S-500 ở Syria và có thể là S-600 sau này, lực lượng phòng không Nga hoàn toàn có khả năng bắt thóp F-22 và F35 của Mỹ.

Nổi danh từ quá khứ

Nga đã thừa hưởng số lượng lớn các hệ thống tên lửa đất đối không từ Liên Xô và bắt đầu đạt được những thành tựu cải tiến trong những năm gần đây.

Tổ hợp tên lửa dẫn đường đất đối không đầu tiên của Liên Xô là S-25 Berkut được triển khai trong một thời gian dài, từ 1955 đến 1987.

Hệ thống S-25 được hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm sử dụng các hệ thống không đối đất đầu tiên từ thời Đức Quốc xã và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. S-25 có tầm bắn khá hạn chế và ban đầu chỉ được triển khai xung quanh Moscow.

Các biến thể mới hơn của S-25 ra mắt sau đó đã được cải thiện phạm vi hoạt động, tốc độ và tính cơ động thông qua sử dụng bệ phóng di động và các biến thể sửa đổi được đặt trên tàu.

Phiên bản cải tiến sau này là S-75 đã đi vào hoạt động từ năm 1957 và lập chiến công diệt máy bay địch đầu tiên vào năm 1959. Hệ thống của Liên Xô từng tiêu diệt máy bay U-2 của phi công Mỹ Francis Gary Power vào năm 1960 và hạ gục một chiếc U-2 khác trên không phận Cuba, trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hai năm sau.

Hệ thống S-75 cũng từng được một quốc gia nước ngoài sử dụng để bắn hạ nhiều máy bay ném bom của Mỹ.

Hiện đại hóa

Kể từ năm 2014, hệ thống S-200 và các phiên bản liên quan đã không còn được Nga sử dụng, mặc dù một số quốc gia ở Trung Đông vẫn đang triển khai tổ hợp này. Triều Tiên cũng là một quốc gia khác duy trì số lượng lớn S-200 nhưng khả năng chiến đấu vẫn chưa rõ ràng.

Năm 1978-1989 các hệ thống S-300 đầu tiên được Liên Xô đưa vào hoạt động. Hệ thống là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ phòng không và chống tên lửa. Tận dụng những cải tiến mới trong chế tạo tên lửa, dòng S-300 có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với các thế hệ tên lửa đất đối không trước đây của Liên Xô.

Ngoài tốc độ và phạm vi lớn hơn, một trong những mục tiêu khác mà Liên Xô nhắm tới là tăng độ bền và tuổi thọ. Các tên lửa giờ đây đã được tối ưu hóa kích thước, cho phép chúng được đặt trong các thùng phóng bảo vệ.

Các thế hệ tên lửa đất đối không trước đây cũng được đặt trên các bệ phóng di động nhưng không được bao bọc, làm giảm độ bền của chúng khi tác chiến bên ngoài, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt phổ biến ở nhiều vùng của Liên Xô.

Những container kín này được niêm phong tại nhà máy trong quá trình sản xuất và không bao giờ mở cho đến khi tên lửa được phóng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các tên lửa, tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ có thể phục vụ.

Đắt hàng

S-400 và S-500 được đánh giá là khắc tinh của máy bay tàng hình Mỹ.

Hệ thống S-400 là hệ thống đầu tiên trong “gia đình S” mà Liên bang Nga bắt đầu thử nghiệm để bảo vệ trong thời hậu Liên Xô. Ngoài việc tăng tầm bắn và độ bền, S-400 đã cải tiến radar để nhắm vào các mục tiêu máy bay tàng hình.

Nga tuyên bố rằng liên kết liên lạc giữa tên lửa và trung tâm chỉ huy là không thể phá vỡ, một phần vì chúng sử dụng hệ thống liên lạc nhảy tần tự động trong đó tên lửa và trung tâm chỉ huy liên tục chuyển đổi tần số vô tuyến đồng thời.

Các thành phần S-400 cũng được đặt ở Bán đảo Kaliningrad của Nga, nơi cho phép Nga bao phủ một phần Tây Âu.

Đáng chú ý, nền tảng S-400 đã được Thổ Nhĩ Kỳ mua vào tháng 6/2019 và khiến nước này bị trục xuất khỏi chương trình F-35 của Mỹ. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã mua hệ thống.

Kỷ nguyên hiện đại

Vào tháng 5/2018, Nga đã tiến hành một thử nghiệm phá kỷ lục thế giới với hệ thống S-500. Trong đó, hệ thống phòng không tiên tiến nhất của nước này đã bắn hạ mục tiêu trên không cách 481km từ địa điểm phóng.

Thông số kỹ thuật và các tính năng khác của S-500 vẫn được phía Nga giấu kín. Về cơ bản, hệ thống S-500 được cho là có khả năng nhắm mục tiêu ở tốc độ siêu âm Mach 5, các vệ tinh có quỹ đạo thấp và sẽ có khả năng tương tự như hệ thống THAAD của Mỹ.

Với S-500 còn mù mờ với phương Tây, phiên bản hệ thống phòng thủ tên lửa S-600 của Nga thậm chí còn ít thông tin hơn. Hệ thống tên lửa S-600 sẽ là sự phát triển mới nhất trong sức mạnh phòng không của Nga.

Dựa trên những nhu cầu hiện tại và các phiên bản S-400 và S-500, hệ thống S-600 được đánh giá là sẽ tăng cường khả năng chống lại các mục tiêu tàng hình, đặc biệt được xác định để trở thành khắc tinh với các mẫu tiêm kích F-25 và F-22, mà Nga có thể sẽ phải đối mặt trong trường hợp chiến sự với NATO.

Ngoài ra, hệ thống mới cũng tăng sát thương, giảm thời gian nhắm mục tiêu. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại và chất lượng của radar sẽ được Nga sử dụng.

Dựa trên những tính năng đáng giá mà S-400 và S-500 đã thể hiện, tờ Bulgarian Military nhận định S-600 một khi ra mắt sẽ đặt ra một thách thức ghê gớm đối với các nước NATO trên thực địa.