Dân sinh

Quảng Bình, Nghệ An đối diện với tình hình mưa lũ phức tạp

Diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ khiến các tỉnh miền trung từ Thanh Hoá trở vào Quảng Bình phải đối diện với tình trạng ngập úng kéo dài.

Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nối với vùng áp thấp suy yếu từ áp thấp nhiệt đới trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị- Quảng Nam, đặc biệt là Hà Tĩnh và Quảng Bình đối diện với cảnh ngập lụt sâu trên diện rộng.

Theo nhận định của chuyên gia Lê Thị Xuân Lan trên báo Thanh Niên, trong 7 ngày tới, thời tiết ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình chuyển biến xấu.

Đến tuần sau mưa sẽ tăng dần ở khu vực Quảng Bình do rãnh thấp dịch chuyển xuống phía nam nối với các nhiễu động nhỏ ven bờ gây mưa trên diện rộng và có nơi mưa vừa mưa to, tập trung vào chiều tối và đêm. Đợt mưa có thể kéo dài vài ba ngày, do vậy hạn mặn sẽ lui dần.

Nhiều vùng có thể vẫn còn ngập sâu và bị chia cắt do lũ, vùng núi có thể xảy ra lũ quét và sạt lở.

 

Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh nên trong ngày và đêm nay trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 2.5-3.5m. Biển động.

Tuy nhiên trong khoảng 6 giờ tới, tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng.

Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận bắt đầu vào mùa mưa, nắng mưa đan xen, hạn mặn phần nào giảm, chỉ còn xảy ra cục bộ ở một số tỉnh nam Trung bộ.

Tuần sau mưa sẽ tăng dần do rãnh thấp dịch chuyển xuống phía nam nối với các nhiễu động nhỏ ven bờ gây mưa trên diện rộng và có nơi mưa vừa mưa to, tập trung vào chiều tối và đêm. Đợt mưa có thể kéo dài vài ba ngày, do vậy hạn mặn sẽ lui dần.

Từ đầu năm đến nay, các cơn bão mạnh có xu hướng xuất hiện với tần suất dày, mạnh cùng quỹ đạo phức tạp hơn so với mọi năm khiến nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam.

Chỉ cách đây vài ngày, siêu quái vật Dorian đã "nuốt chửng" quần đảo xinh đẹp Bahamas với sức gió lên tới 324km/h được liệt vào top 1 các cơn bão lớn nhất lịch sử nhân loại. 

Siêu bão Dorian nhìn từ ảnh vệ tinh.

Riêng ở nước ta, dẫu số lượng bão áp thấp có suy giảm thế nhưng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá vẫn khiến nhiều người dân hoang mang. 

Về hiện tượng Enso, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho hay, theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng Enso cho thấy, nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 tiếp tục cao hơn so với trung bình nhiều năm và đang có xu hướng giảm dần.

Theo đó, hiện tượng Enso được dự báo sẽ duy trì trạng thái ElNino yếu đến khoảng tháng 9-10 năm 2019 với xác suất khoảng 65%, sau đó, nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 có xu hướng giảm thêm và Enso có khả năng trở về trạng thái trung tính vào những tháng đầu năm 2020.

Nhiệt độ trung bình tháng 9 và 10 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C.

Minh Anh (Tổng hợp)