Cộng đồng mạng

Phát hiện chấn động về cá thể cá khổng lồ 70 triệu năm tuổi

Loài cá lạ siêu to khổng lồ sống cùng thời với triều đại khủng long trở thành tâm điểm của ngành nghiên cứu sinh học cổ đại.

Vào ngày 6/7/2020, các nhà cổ sinh vật học Argentina đã tìm thấy ở gần hồ Colhue Huapial cách thủ đô Buenos Aires khoảng 1.400 km về phía Nam một bộ hóa thạch được cho là thuộc về loài cá từng làm mưa làm gió trong thời tiền sử.

Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của một loài cá khổng lồ chưa từng có trong lịch sử sinh học sống giữa thời kỳ khủng long làm bá chủ muôn loài. 

Hóa thạch của sinh vật lạ có chiều dài hơn 6m, các chuyên gia cổ sinh vật học Argentina xác định con cá tiền sử này đã sinh sống ở vùng biển Patagonia trong thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng - thời kỷ cực thịnh đa dạng của triều đại loài khủng long.

Loài cá này hiện chưa được đặt tên, chuyên gia Julieta de Pasqua biết: "Loài cá này thuộc chi Xiphactinus và là một trong số những loài cá săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Thân cá rất mỏng, nhưng cái đầu lại khổng lồ với hàm lớn và răng sắc nhọn như kim, dài 7 cm".

Hình ảnh phục chế của con siêu cá tiền sử.

 

Vùng Patagonia của Argentina là nơi các nhà khoa học thường phát hiện được nhiều hóa thạch quan trọng nhất của khủng long và các loài vật thời tiền sử.

Nhiều mẫu hóa thạch khủng long được phát hiện còn nguyên thức ăn ở trong dạ dày.

Trước đó, giới sinh học tròn mắt chứng kiến một ngôi mộ bùn đã bảo quản hóa thạch của loài khủng long bọc thép này hoàn hảo đến ngỡ ngàng được khai quật tại phía bắc Fort McMurray ở Alberta, Canada.

Quái vật được xác định là Borealopelta markmitchelli – một loài động vật ăn cỏ bốn chân khổng lồ, cơ thể của nó được bảo vệ bởi một lớp da như một chiếc áo giáp sắt bên trên gắn gai nhọn. Người ta ước tính khi còn sống con khủng long này nặng khoảng 1.361 kg.

 Borealopelta markmitchelli.

Tiến sĩ David Greenwood, nhà sinh vật học Đại học Brandon, cho biết: "Các mảnh lá và hóa thạch thực vật khác đã được bảo quản nguyên vẹn đến tận cấp độ tế bào, điều ấy cho thấy con khủng long này kén ăn".

Các chi tiết của cây được bảo quản tốt trong dạ dày đến mức chúng có thể được so sánh với các mẫu lấy từ các cây ngày nay, bao gồm các lớp tế bào hiển thị rõ cả biểu bì.

Nguyên Anh (Nguồn Royal Society Open Science)