Dân sinh

Phát hiện bí ẩn khủng khiếp trong băng vĩnh cửu ở Bắc Cực

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan dần không chỉ giải phóng lượng khí carbon và mêtan mà còn hé lộ những bí mật ẩn giấu.

Ngày 8/8, Zing đưa tin, đợt nắng nóng năm 2020 khiến các lớp đá vôi trong băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tăng nhiệt, thải một lượng lớn khí mêtan vào khí quyển, theo nghiên cứu mới.

Phát hiện này đang làm nổi bạt lên những lo ngại từ lâu của các nhà khoa học về điều được nhiều người gọi là "bom mêtan" - sự giải phóng khí mêtan có khả năng gây thảm họa từ các vùng đất ngập nước tan băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Ông Nikolaus Froitzheim, giảng viên tại Viện Khoa học Địa chất tại Đại học Bonn, Đức, đã cùng 2 đồng nghiệp sử dụng bản đồ vệ tinh để đo khí mêtan nồng độ cao trên các sọc đá vôi rộng vài km và dài tới hơn 600 km. Những sọc đá vôi này nằm ở bán đảo Taymyr và khu vực xung quanh phía bắc Siberia của Nga, theo Washington Post.

Nhiệt độ bề mặt của khu vực này trong đợt nắng nóng năm 2020 đã tăng vọt lên -11,7 độ C. Trong các sọc đá dài, hầu như không có đất và thực vật. Vì vậy, khi đá nóng lên, các vết nứt và túi khí mở ra, giải phóng khí metan.

Ông Froitzheim cho biết nồng độ khí mêtan đã tăng lên khoảng 5%. Nồng độ khí mêtan tiếp tục giữ nguyên trong mùa xuân năm 2021 bất chấp sự trở lại của nhiệt độ thấp và tuyết trong khu vực.

Thông thường, lớp băng vĩnh cửu hoạt động như một chiếc nắp, bịt kín khí mêtan bên dưới. (Ảnh: Smithsonian Magazine).

“Điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi khí mêtan trong những năm tới để xác định chính xác lượng khí mêtan từ địa chất đang được thải vào khí quyển”, ông Ted Schuur, giáo sư sinh thái học tại Đại học Northern Arizona, cho biết. “Đợt nắng nóng là có thật, nhưng liệu nó có kích hoạt sự giải phóng khí mêtan hay không thì chưa thể xác định được, vì chúng ta không có dữ liệu về lượng khí mêtan tăng trong nhiều năm".

Các nguồn khí mêtan lớn nhất trên thế giới đến từ nông nghiệp, chẳng hạn như canh tác lúa. Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ thực hiện cho thấy khí mêtan gây hại cho môi trường nhiều gấp 33 lần so với CO2 trong hơn 100 năm qua và là tác nhân hàng đầu khiến toàn cầu ấm lên.

Trước đó, ngày 7/7, VTC News cũng đưa tin, không chỉ giải phóng lượng khí carbon và mêtan, lớp băng vĩnh cửu đang tan dần và hé lộ những bí mật ẩn giấu. Theo các chuyên gia, quá trình này có thể làm hồi sinh những mầm bệnh chết chóc vốn đã vắng bóng hàng nghìn năm, bao gồm những vi khuẩn và virus chưa xác định có trong mô của các động vật hóa thạch được ướp xác và các bong bóng khí trong lớp băng.

Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 33 nhóm virus, trong đó có 28 nhóm hoàn toàn mới với các nhà khoa học.

Trong những năm gần đây, ở vùng Bắc Cực của Nga, các chuyên gia ghi nhận các bệnh như viêm não do ve gây ra, bệnh brucellosis, bệnh sốt rét, bệnh leptospirosis, bệnh dại và bệnh than đang gia tăng trong gia súc gia cầm và động vật hoang dã. Nhiều bệnh nhiễm virus và vi khuẩn có thể lây lan sang người từ động vật bị nhiễm bệnh.

DNA của virus đậu mùa được phát hiện trong hài cốt những người đã chết cách đây 300 năm ở Yakutia, cũng như trong những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaoh Ramses V ở Ai Cập có niên đại cách đây khoảng 3.200 năm.

Vào năm 2005, các nhà sinh đã tái tạo virus gây đại dịch cúm Tây Ban Nha trên cơ sở bộ hài cốt của một người đàn ông được chôn cất ở Alaska vào năm 1918.

Vào năm 2014, giáo sư Jean-Michel Claverie từ Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết họ đã hồi sinh và phân tích thành công "virus Siberia cổ đại", một "quái vật" nhỏ đáng sợ từng được nhóm của ông đem về từ vùng băng giá vài năm về trước.

Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác. Nó đã gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến loài ma mút và cả con người, không phải tổ tiên chúng ta mà là người Neanderthals – một loài người khác đã tuyệt chủng.

Theo giáo sư Claverie, một số căn bệnh hiện đại hơn một chút cũng đang được niêm phong trong các khối băng có nguy cơ bị tan chảy sắp tới: bệnh than, bệnh đầu mùa và một số loại cúm. Bằng chứng là một sự kiện đáng sợ được ghi nhận năm 2016: một cậu bé 12 tuổi chết sau khi bị nhiễm bệnh than từ vùng đất hẻo lánh từ bán đảo Yamal thuộc Siberia: không có "F0", mà lây từ chính những mầm bệnh bị băng tan giải phóng.

Mặc dù những virus khổng lồ cổ xưa này chỉ lây nhiễm lên vi sinh vật, nhưng khả năng tái sinh của chúng sau hàng thiên niên kỷ là đáng báo động. Các nhà khoa học không loại trừ rằng, trong lớp băng vĩnh cửu có những mầm bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho con người.

Quốc Tiệp (t/h)