Tiêu dùng & Dư luận

"Ông trùm" chuỗi nhà hàng Golden Gate: 10 tuổi lớn cỡ nào?

Sau hơn 10 năm gia nhập thị trường, nhờ thói quen ăn nhậu không ngừng nghỉ của người Việt, doanh thu của Golden Gate tăng gần 100 lần, đạt gần 4.000 tỷ vào năm 2018, sở hữu 22 thương hiệu chuỗi và gần 300 nhà hàng trên khắp cả nước.

Liên tục mở rộng mạnh mẽ trong hơn 5 năm qua nhằm tận dụng nhu cầu "ăn nhậu" các món lẩu, nướng, bia tươi bùng nổ mạnh mẽ tại các thành phố lớn, CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã trở thành chuỗi nhà hàng ẩm thực lớn nhất nước.

Nếu như năm 2014 hệ thống này mới chỉ sở hữu 67 nhà hàng với 11 chuỗi thương hiệu thì nay đã nâng lên thành 278 nhà hàng và 22 đầu chuỗi (Ashima; Kichi-Kichi; SumoBBQ; Vuvuzela; Ba con cừu; 37th Street; Daruma; Gogi House; City Beer Station; Icook; Isushi, Hutong Hotpot Paradise….).

Golden Gate đã hồi sinh hồi sinh thương hiệu Vuvuzela.

Nhờ đầu tư sớm cùng độ phủ lớn, Golden Gate đã thu được kết quả kinh doanh rất ấn tượng: trong giai đoạn 2012-2017, doanh thu của công ty đã tăng gấp 10 lần từ hơn 300 tỷ lên 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 5 lần lên 255 tỷ đồng.

Mekong Capital  là minh chứng rõ ràng nhất. Theo đó, tháng 4/2008, Mekong Capital rót vốn vào Golden Gate. Tại thời điểm đó, công ty có vốn điều lệ 32 tỷ đồng, đang sở hữu 6 nhà hàng mang thương hiệu Ashima, chuyên về lẩu nấm.

Bước ngoặt của doanh nghiệp đến từ năm 2013, khi công ty này đưa vào vận hành 7 thương hiệu mới, trong đó có nhà hàng Gogi House và hồi sinh lại thương hiệu Vuvuzela tại TP.HCM.

Ngay sau đó là một mạch tăng trưởng bất ngờ, khi năm 2014, doanh thu đã tăng hơn gấp đôi, lên mức 1.251 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sau thuế tăng gần 70%.

Cũng trong năm này, Mekong Capital thoái vốn hoàn toàn khỏi Golden Gate, thu về khoản lãi gấp 9 lần giá trị đầu tư ban đầu với tỷ suất hoàn vốn nội bộ gộp đạt hơn 45%. 

Doanh thu của Golden Gate giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng vô cùng ấn tượng.

Năm 2015, tròn 1 năm sau khi Mekong Capital thoái vốn khỏi Golden Gate, công ty này đã phát triển thêm 7 thương hiệu mới bao gồm Cowboy Jack's, Hutong Hotpot Paradise, Itacho Ramen, Kintaro Udon, K-pub, Magic Pan Food Palace và Crystal Jade Kitchen.

Cùng thời điểm, doanh thu và lợi nhuận của ông “trùm” chuỗi nhà hàng này tiếp tục tăng lần lượt 49% và 18% so với năm trước đó. Đến cuối năm 2017, tổng số tên chuỗi do Golden Gate quản lý đã tăng lên 17 với 227 nhà hàng trong cả nước.

Với chiến lược "kinh doanh cảm xúc của khách hàng", Golden Gate đi tắt đón đầu các xu hướng trải nghiệm ẩm thực tại hầu hết các phân khúc. Ban đầu từ lẩu nấm Ashima (sản phẩm sức khỏe cho khách hàng trung, thượng lưu), lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), lẩu nướng đón đầu xu hướng các món ăn Hàn Quốc (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack's), dimsum (nhận nhượng quyền Crystal Jade), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, citybeer)...

Năm 2018, Golden Gate tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với cả doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng trưởng gần 30%, lên 4.400 tỷ đồng doanh thu và 326 tỷ đồng lợi nhuận.

Hệ thống nhà hàng lẩu Hutong được bài trí rất bắt mắt.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng trưởng tương đối thuận lợi và đạt được quy mô quá lớn thì Golden Gate cũng đã bước vào giai đoạn khó khăn để tìm động lực tăng trưởng mới.

Theo báo cáo thường niên vừa được Golden Gate công bố, doanh thu năm 2018 của công ty chỉ đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch và lợi nhuận đạt 269 tỷ đồng - tương đương 83% kế hoạch.

So với năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của Golden Gate chỉ tăng tương ứng là 17% và 5% - mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2013 - thời điểm đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ về quy mô của công ty khi doanh thu liên tục tăng trưởng trên 30-50%/năm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù các thương hiệu và cửa hàng hiện hữu vẫn đạt hiệu quả nhưng Golden Gate đã gặp phải một số khó khăn trong việc phát triển các địa điểm mới cũng như thương hiệu mới dẫn tới tăng trưởng không được như kỳ vọng. Năm 2018, công ty chỉ ra mắt thương hiệu con Hutong Seafood của chuỗi lẩu Hutong.

Bất chấp việc chững lại trong năm 2018, Golden Gate vẫn đặt kế hoạch đầy tham vọng cho năm 2019 với doanh thu tăng trưởng 22% lên trên 4.800 tỷ đồng và lợi nhuận tăng trưởng 23%. Để đạt được kế hoạch này thì bình quân mỗi ngày hệ thống nhà hàng của công ty phải đạt hơn 13 tỷ đồng doanh thu.

Với việc tăng trưởng khó khăn hơn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Golden Gate cũng giảm rõ rệt qua từng năm. Nếu giai đoạn 2012-2013, cứ 100 đồng thu về rồi công ty lãi ròng khoảng 15 đồng thì đến nay chỉ còn chưa đến 7 đồng.

Được thành lập năm 2008 với số vốn 32 tỷ đồng, sau khi mua Công ty Dịch vụ Thương mại Hoàng Thành, Golden Gate đã triển khai chuỗi nhà hàng đầu tiên của thương hiệu Ashima, bao gồm 3 nhà hàng tại Hà Nội và 3 nhà hàng ở TP.HCM.

Hai năm sau, hai chuỗi nhà hàng mới, Kichi-Kichi Hotpot và Sumo BBQ được khai trương.

Bước ngoặt của doanh nghiệp đến từ năm 2013, khi công ty này đưa vào vận hành 7 thương hiệu mới, trong đó có nhà hàng Gogi House và hồi sinh lại thương hiệu Vuvuzela tại TP.HCM.

Đại diện của Golden Gate từng thừa nhận 4 mô hình đang tạo nên hơn một nửa nguồn thu cho Golden Gate là Ashima, Kichi-Kichi, Sumo BBQ và Vuvuzela.

Đình Văn