Đời sống

Những thực phẩm thải độc phổi "sạch bách", dưỡng khỏe cơ thể

Nếu bạn muốn làm sạch phổi của mình, đừng quên thay đổi chế độ ăn uống bằng các loại thực phẩm tốt để duy trì sức khỏe của phổi.

Những bí quyết để có phổi khỏe mạnh

Không hút thuốc lá: Lời khuyên không hút thuốc để bảo vệ phổi đã trở nên quá quen thuộc. Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và nhiễm trùng phổi. Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá làm quá tải hệ thống tự thanh lọc của phổi. Acrolein, một thành phần phổ biến trong thuốc lá điện tử, cũng gây ra những tổn thương không thể hồi phục.

Ngăn chặn vi rút xâm nhập cơ thể: Viêm phổi thường phát triển như một biến chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Che miệng khi ho và hắt hơi là điều nên làm để ngăn chặn sự lây lan của vi rút cúm và cả các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn. Những biện pháp khác cũng giúp giảm thiểu hiệu quả sự lây lan như rửa tay thường xuyên, ở nhà nếu bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Tiêm vắc-xin đúng lịch: Tiêm phòng có thể ngăn ngừa bệnh cúm và các bệnh về phổi khác do vi khuẩn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) kêu gọi tất cả người trưởng thành nên tiêm chủng ngừa cúm hằng năm. CDC khuyến nghị hai loại vắc-xin bảo vệ cơ thể chống lại một số vi khuẩn gây viêm phổi là Pneumovax (người từ 65 tuổi trở lên) và Prevnar 13 (người từ 19 - 64 tuổi).

Tập thể dục thường xuyên tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Vận động thường xuyên: Hầu hết người trưởng thành nên tập luyện thể thao 150 phút mỗi tuần. Khi tập thể dục, phổi cũng hoạt động theo để cung cấp ô xy cho cơ thể và loại bỏ CO2. Tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình trao đổi khí hiệu quả hơn, giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

Thường xuyên hít thở sâu: Thực hiện các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu suất của phổi và giúp những người mắc bệnh hô hấp học cách thở tốt hơn. Phương pháp thở bằng môi là khi hít vào bằng mũi và thở ra từ từ qua môi như khi thổi tắt một ngọn nến. Với phương pháp thở bằng bụng, hãy để cơ thể nằm xuống, hít vào bằng mũi sau đó siết chặt cơ bụng và thở ra qua khi môi đang mím lại.

Tránh những nơi có khói độc và chất ô nhiễm: Các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau, nhưng chúng hầu như luôn có hại cho phổi. Các hạt bụi mịn nhỏ có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm, trong khi nếu hít phải độc tố thì phổi có thể bị phá hủy mô. Một số nguồn khói độc và chất ô nhiễm nên tránh hoặc cẩn thận khi tiếp xúc là sơn, thuốc trừ sâu, khí gas, thuốc tẩy.

Nên giữ không gian sống sạch sẽ: Bụi bẩn, lông thú cưng và nấm mốc có thể gây ra dị ứng và hen suyễn hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hô hấp. Một số biện pháp nên được áp dụng để giảm tiếp xúc với chất gây kích ứng là giặt đồ dùng phòng ngủ trong nước nóng mỗi tuần một lần hoặc giữ vật nuôi tránh xa các đồ vật mà con người thường tiếp xúc. Vệ sinh màn, thảm, quạt thường xuyên cũng là việc nên làm.

Thực phẩm tốt cho phổi

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho phổi. Ảnh minh họa.

Quả lê: Lê có thể chưng với xuyên bối mẫu – một loại thảo dược dân gian, được mua ở các nhà thuốc Đông y, kết hợp đường phèn. Món này làm ẩm phổi, giải đờm và giảm ho.

Cách làm: Rửa sạch lê, cắt bỏ vỏ, khoét một phần ruột quả lê. Cho vào đó một chút bột xuyên bối mẫu, lượng đường phèn thích hợp rồi cho phần lê đã khoét vào, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa tiếng là có thể ăn được.

Mộc nhĩ đen: Khi nghe đến tên món ăn thì bạn cũng biết món này rất bổ dưỡng cho sức khỏe vì có rất nhiều loại rau được nấu chung trong 1 món ăn. Cải thảo mềm, ngọt cộng thêm một chút mộc nhĩ làm cho bạn ăn mãi mà không ngán. Trong rau có rất nhiều chất xơ, mộc nhĩ đen có tác dụng tư âm, làm lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn, ngoài ra thì còn có tác dụng dưỡng vị, giải độc,… Thật là một món ăn quá tuyệt vời đúng không nào.

Nghệ và gừng: Một nghiên cứu tại Mỹ (NCBI) cho thấy, lượng curcumin có trong nghệ có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi, đồng thời loại bỏ các tế bào ung thư. Ngoài ra, gừng và nghệ còn giúp loại bỏ chất nhầy trong phổi và có đặc tính chống viêm, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng Allicin cao, có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ở phổi. Tỏi là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh phổi mà ai cũng có thể dùng, bạn có thể dễ dàng thêm vào trong gia vị nêm nếm hằng ngày.

Quả họ dâu: Đây là một trong những loại hoa quả giàu chất chống oxi hóa, có chứa polyphenol anthocyanin,beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxi hóa này bảo vệ phổi khỏi ung thư,dịch bệnh và nhiễm trùng. Các loại nước từ loại quả này có thể giúpgiảm các nguycơ mắc bệnh ung thư.

Bưởi: Các chuyên gia y tế cho rằng vi chất trong quả bưởi rất tuyệt cho việc làm sạch phổi đã bị ung thư. Các vitamin và khoáng chất chứa trong bưởi vô cùng có lợi cho phổi và hệ hô hấp.

Trúc Chi (theo Thanh Niên, Sức khỏe & Đời sống)