Đời sống

Những nhóm người chớ dại ăn trứng kẻo hối hận không kịp

Trứng được coi là một loại "siêu thực phẩm", tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn trứng khi cơ thể đang mắc bệnh có thể khiến sức khỏe "gặp vấn đề".

Những loại bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ăn trứng:

Tiêu chảy: Nhiều người cho rằng khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ mất nước và chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Bởi khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm nên việc hấp thu chất mỡ, đạm và đường thường bị rối loạn. Cho nên, việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho người bệnh không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, không được cho người bệnh ăn trứng gà.

Bệnh gan: Mặc dù trứng có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh gan được khuyên không nên ăn trứng, bởi lòng đỏ trứng chứa chất béo và cholesterol, ăn quá nhiều có thể làm tổn hại thêm chức năng trao đổi chất của gan. Người bị bệnh gan được bác sĩ cho biết nên kiểm soát lượng trứng, nếu muốn chỉ nên ăn nửa quả một ngày.

Bệnh thận: Bệnh nhân mắc bệnh thận có chức năng thận kém và rất khó chuyển hóa các thực phẩm giàu protein như trứng. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm nặng thêm tình trạng thận và thậm chí tồi tệ hơn. Do đó, bệnh nhân thận không thích hợp để ăn quá nhiều trứng.

Bệnh tim mạch: Một nghiên cứu cho thấy, việc ăn hơn 3 quả trứng gà một tuần sẽ có thể làm cho các mảng bám ở động mạch dày lên. Điều này sẽ làm cho động mạch bị thu hẹp, khiến máu chảy khó khăn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn để cung cấp đủ máu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành cũng không nên ăn trứng gà thường xuyên vì trứng sẽ làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.

Bị sỏi mật: Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đàm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa… Đôi khi, viên sỏi sẽ theo sự co bóp của túi mật di chuyển đến cuống mật, làm tắc lối thông của dịch mật, gây ứ đọng dịch mật, áp suất bên trong mật tăng cao, dẫn đến đau thắt mật và viêm mật.

Bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 2 quả trứng gà một tuần thì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi ngoài những chất có lợi cho sức khoẻ như omega-3 thì trứng gà cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hoà – những chất gây kích thích tiểu đường tuýp 2 mạnh mẽ nhất.

Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trứng, tuy nhiên phải hạn chế mức độ để tránh làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao dễ chế biến, lại có giá thành rẻ nên là lựa chọn của nhiều bà nội trợ (Ảnh minh họa).

Ăn trứng thế nào là tốt?

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết:

* Với trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà;

- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút;

- Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả;

- Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần.

* Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần,

- Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

Đặc biệt không nên ăn trứng sống

Trúc Chi (t/h theo Lao Động, Doanh Nghiệp Việt Nam, Sức khỏe & Đời sống)