Sức khỏe

Những người này tuyệt đối không nên ăn ớt vì cực độc

Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng… Tuy nhiên, với một số lại bệnh thì ớt lại là khắc tinh cần tuyệt đối không nên động vào.

Lợi ích của trái ớt

Ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin E, A, K, B1, B2, beta-carotein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C.

Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.

Trong ớt cay có tới 1390 mg beta-caroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp caroten, diệp hoàng tố, là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.
Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Gần đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.

Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

Ngoài ra trong ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hoóc môn nên cũng có tác dụng làm đẹp da.

Đặc biệt các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hoá chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn...

Ảnh minh họa.

Những ai không nên ăn ớt?

Mặc dù ớt tốt cho sức khỏe tuy nhiên, với những người mang bệnh dưới đây, việc ăn ớt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, vì thế cần phải hạn chế hoặc không nên ăn ớt.

Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày: Capsaicin trong ớt sẽ gây niêm mạc phù nề, tăng nhụ động dạ dày, ảnh hưởng đến sự phục hồi của chức năng tiêu hóa.

Những người bị viêm túi mật mãn tính, sỏi mật: Chất Capsaicin trong ớt sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các bệnh liên quan đến túi mật nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

Bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm “bốc hoả” khiến bệnh thêm nặng.

Người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.

Phụ nữ mang thai và mới sinh con: Chị em đang mang thai hoặc vừa trải qua ca sinh nở tốt nhất cũng nên hạn chế tối đa các món ăn cay. Cơ thể người mẹ lúc này thường yếu hơn và đang trong quá trình phục hồi. Nếu bạn ăn cay quá nhiều không những khiến cơ thể bị nóng mà còn ảnh hưởng chức năng dạ dày, đường ruột và sức khỏe.

Bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
Người bị bệnh trĩ: Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.

Trúc Chi (t/h theo Tuổi Trẻ, Tiền Phong)