Sức khỏe

Những điều cần biết khi ăn khoai lang

Khoai lang có thể giúp bảo vệ đường ruột, chống ung thư, làm đẹp da tuy nhiên nếu ăn cả vỏ khoai thì sẽ là một trong những điều cần cấm kị.

Khoai lang là món ăn tốt cho sức khỏe không thể thiếu trên bàn ăn của những người sống thọ ở nhiều vùng. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta đều cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này vì hàng loạt các lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.

Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên loài heo – một loài động vật có hệ thống tiêu hóa rất giống con người, cho thấy khoai lang tím có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào gốc ung thư ruột già.

Hơn thế, món ăn thần kỳ này cũng giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

 

Trong một củ khoai lang cỡ vừa, giữ nguyên vỏ có thể cung cấp:

Lượng calo: 130

Carbs: 30 gram

Chất đạm: 3 gam

Chất xơ: 5 gam

Provitamin A: 154% giá trị hàng ngày cơ thể cần (DV)

Vitamin C: 31% DV

Kali: 15% DV

Các nhà khoa học dinh dưỡng đã chứng minh được rằng hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu đến từ vỏ.

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, trước khi ăn khoai lang chị em nội trợ phải rửa sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu...

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại.  

Nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn mới ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.

Đây lại là một sai lầm, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng.

Ngoài ra, khi ăn vỏ khoai lang bạn cần nhai kỹ hoặc đem nghiền nát chúng nếu không sẽ không thể tiêu hoá được.

Tốt nhất trẻ em và người già, người có sức khoẻ kém không nên ăn vỏ khoai lang.

Trang Dung (Tổng hợp)