An ninh - Hình sự

Người phụ nữ nhẫn tâm sát hại người thân chỉ để bảo vệ quyền thừa kế của mình

Chỉ để chắc chắn tài sản không bị chia thành nhiều phần hay cướp mất, Marie Besnard đã nhận tâm sát hại 11 người thân, trong đó có cả cha mẹ ruột của mình.

Trước khi lấy chồng, Marie có tên đầu đầy đủ là Marie Josephine Philippine Davaillaud. Marie sinh ra ở Loudon (Pháp) vào ngày 15/8/1896. Là một đứa trẻ duy nhất trong vùng chịu sự giáo dục trong nữ tu viện nên Marie là một hình mẫu vô cùng lý tưởng với những người bạn bè đồng trang lứa.

Nghi phạm Marie Besnard 

Năm 1919, Marie kết hôn với một người anh họ, Auguste Antigny. Song cuộc hôn nhân kết thúc vào ngày 21/7/1927, sau cái chết bởi căn bệnh lao của Auguste.

Năm 1929, Marie tái giá với Leon Besnard, một ông chủ cửa hàng dây thừng ở Loudon. Cuộc sống hôn nhân của cặp đôi diễn ra trong yên bình đến năm 1940, cha mẹ chồng của Marie được thừa kế một khối tài sản khổng lồ, cô ả ngay lập tức mời họ đến sống chung cùng mình. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sống chung, người cha của Leon đã chết vì vô tình ăn phải nấm kịch độc còn mẹ chồng thì qua đời viêm phổi ba tháng sau đó.

Sau cái chết đột ngột và liên tiếp của bố mẹ, số tiền thừa kế được để lại cho Leon và người chị gái, Lucie. Lạ lùng thay, dường như nỗi đau mất người thân đã khiến Lucie bị trầm cảm và cô đã quyết định quyên sinh theo bố mẹ mình, để lại toàn bộ tài sản cùng tiền bảo hiểm cho em trai. Tài khoản ngân hàng của gia đình Besnard đã nhiều nay càng được tăng thêm sau cái chết của bố vợ vì xuất huyết não vào ngày 14/5/1940.

Một số hình ảnh của Marie tại tòa 

Đối với những người xung quanh, ai cũng nhìn Marie bằng ánh mắt thương cảm và lo lắng khi phải “đón nhận” liên tiếp cái chết của người thân hai bên nội ngoại chỉ trong vòng một năm. Có lẽ ít ai biết được rằng, những sự ra đi đó đều đã được sắp đặt, tính toán từ trước bởi người phụ nữ thâm độc.  

Sau hàng loạt cái chết của người thân trong gia đình, vợ chồng nhà Besnard đã đón một cặp đôi hiếm muộn về sống cùng mình. Touissaint và Blanche Rivet vô cùng biết ơn sự lương thiện của gia đình Besnard nhưng không hề hay biết mình chính là “con mồi” của họ. Touissant qua đời bởi căn bệnh viêm phổi vào ngày 14/7/1940 còn Blanche chết vì viêm động mạch chủ ngày 27/12/1941. Toàn bộ tiền bảo hiểm của cặp đôi một lần nữa lại rơi vào túi của vợ chồng nhà Marie.

Ngày 1/7/1945, một người em họ của Marie bất ngờ qua đời sau khi sống cùng cô ả không lâu. Theo lời khai của nữ tội phạm, anh ta đã ăn nhầm chất tẩy quần áo dẫn đến tử vong. 8 ngày sau, một cái chết khác của người anh họ, Virgine Lalleron cũng xảy ra trong ngôi nhà của Marie và Leon. Trong di chúc của cả hai người chỉ xuất hiện một cái tên của Marie.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao trong một khoảng thời gian ngắn lại có nhiều người tử vong như vậy mà gia đình nhà Besnard không bị nghi ngờ. Có lẽ khi ấy vì khoa học còn non kém, tỷ lệ tử vọng ở con người vô cùng cao hơn nữa cũng không ai có thể nghĩ một người phụ nữ dịu dàng, lương thiện như Marie lại có thể nhẫn tâm ra tay giết người được.

Ảnh chụp Marie cùng chồng, Leon Basnard 

Vào ngày 16/1/1946, mẹ của Marie, Marie-Louise Davaillaud qua đời vì quá già yếu. Mặc dù được hưởng thêm một khoản tiền bảo hiểm nhưng Marie lại phát hiện ra Leon, chồng mình đang ngoại tình với người phụ nữ gần nhà, Louise Pintou.

Ngày 25/10/1947, Leon qua đời, nguyên nhân được xác định là do nồng độ ure trong máu quá cao. Nghi ngờ cái chết của người tình không phải là ngẫu nhiên, Louise đã gửi đơn cho công tố viên thành phố tỏ ý nghi ngờ Leon chết vì bị Marie đầu độc. Ban đầu, cơ quan chức năng đã bác bỏ lá thư của Louise vì không có chứng cứ nhưng vì quá cô gửi quá nhiều khiến họ phải “nhượng bộ” tiến hành mở một cuộc điều tra.

Ngày 11/5/1949, cơ quan chức năng quyết định khai quật tử thi của Leon và tìm thấy một lượng lớn thạch tín tồn tại trong cơ thể ông ta. Cảnh sát đã khai quật thêm mộ của cha mẹ Leon, Lucie, cha mẹ của Marie và cũng đều tìm thấy thạch tín trong đó.

Phiên tòa đầu tiên của Marie diễn ra vào tháng 2/1952, tuy nhiên trong quá trình tố tụng, phía luật sư đã chỉ ra một số sai phạm từ phía cảnh sát và trung tâm pháp y khiến bồi thẩm đoàn tuyên bố tạm hoãn để tìm thêm bằng chứng. Phiên tòa tiếp theo diễn ra vào tháng 10 những kết quả vẫn không có gì thay đổi. Tưởng như trong phiên tòa tiếp theo vào năm 1954 có thể đưa ra kết luận cuối cùng nhưng nhờ sự khéo léo của luật sư, một lần nữa Marie vẫn được tự do. Vụ án điều tra kéo dài trong 10 năm và Marie đã được tuyên bố trắng án gây phẫn nộ vô cùng lớn trong xã hội lúc bây giờ.

Marie qua đời năm 1980 sau khi hưởng trọn gần 80 năm trong nhung lụa và tiền tài.

Han (theo Murderpedia)