Đời sống

Ngắm chú chim đắt nhất thế giới, giá 35 tỷ, "độc lạ" là có vệ sĩ riêng

Không ai ngờ đến một chú bồ câu nhỏ bé 2 tuổi nhìn rất bình thường nhưng lại phá kỷ lục thế giới về giá đắt nhất lên đến 35 tỷ.

Trong chương trình đấu giá trực tuyến vào năm 2020 một chú bồ câu 2 tuổi tên là New Kim phá kỷ lục thế giới về chim bồ câu đắt nhất thế giới.

Chú chim được nhắc đến ở đây mang tên New Kim đến từ Bỉ. Người chi số tiền "khủng" để sở hữu chú chim độc đáo này đến từ Nam Phi.

Cụ thể, một nhà sưu tầm Nam Phi đặt mua với giá 1,3 triệu Euro (khoảng 35 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá trực tuyến.

Danh hiệu chim bồ câu đắt nhất thế giới.

Theo trang Oddity Central (Anh), Hok Van De Wouwer, một người nuôi chim bồ câu nổi tiếng ở thành phố Antwerp, Bỉ, gần đây đã rao bán tất cả bộ sưu tập chim bồ câu đua.

Đáng chú ý, bộ đôi cha con Gaston và Kurt Van De Wouwer là những người nổi tiếng trong giới chăn nuôi chim bồ câu, giành được nhiều danh hiệu chim bồ câu hạng nhất quốc gia và vị trí số 1 cấp quốc gia, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi những con chim của họ được săn lùng trong cuộc đấu giá trực tuyến. Nhưng dù vậy, không ai ngờ ngôi sao của chương trình, một chú bồ câu hai tuổi tên là New Kim, lại phá kỷ lục thế giới về chim bồ câu đắt giá nhất.

Chỉ trong một tiếng rưỡi sau khi cuộc đấu giá diễn ra trực tuyến trên trang web Pipa Piegon Paradise vào thứ Hai tuần trước, New Kim đã có 226 lượt đặt giá, trong đó mức cao nhất là 1,3 triệu Euro. Giá vẫn không thay đổi kể từ đó, nhưng chỉ còn bốn ngày nữa, nó đã là con chim bồ câu đắt nhất từ trước đến nay, vượt qua kỷ lục được thiết lập bởi một chú bồ câu khác của Bỉ có tên Armando, mà một nhà sưu tập Trung Quốc đã trả 1.252.000 euro vào năm 2019.

Truyền thống nuôi chim bổ câu xuất phát từ Bỉ, Hà Lan sau đó lan rộng đến miền bắc nước Pháp.

Kỷ lục mới của New Kim trong các cuộc đua không có gì đặc biệt và nó có một phả hệ ấn tượng, nhưng các chuyên gia nói rằng người mua - trong trường hợp này là một nhà sưu tầm ở Nam Phi - phải trả mức giá quá cao không phải để sử dụng trong các cuộc đua mà để nhân giống. Rốt cuộc, rủi ro mất con chim trong các cuộc thi là quá lớn, và bán con của con chim sẽ có lãi hơn nhiều.

Con chim bồ câu New Kim có giá đắt đỏ nên được bảo vệ bởi một công ty an ninh, để đảm bảo rằng không có gì xảy ra cho đến khi nó thuộc về chủ sở hữu mới.

New Kim trong các cuộc đua không có gì đặc biệt ngoài việc nó có một phả hệ ấn tượng. Sau khi trả giá "khủng" cho một chú chim bồ câu các chuyên gia cho rằng nhà sưu tầm Nam Phi đã trả giá quá cao cho con vật không phải để sử dụng trong các cuộc đua mà chỉ để nhân giống. Một số người khác nhận định nhà sưu tầm người Nam Phi mua New Kim để nhân giống thay vì thi đấu bởi sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn và chịu ít rủi ro hơn.

Do mức giá cao "không tưởng" vào thời điểm đó, New Kim được các vệ sĩ của một công ty an ninh bảo vệ để đảm bảo không có gì bất trắc xảy ra cho đến khi nó về tay chủ nhân mới.

Vì sao bồ câu đua lại có giá đắt đỏ lên đến hàng chục tỷ đồng?

Bồ câu đua thường có giá vô cùng đắt đỏ.

Thời gian qua, những con chim bồ câu đua có giá có thể lên đến hàng trăm ngàn USD  trở thành một trong những động vật đắt đỏ nhất thế giới.

Bồ câu là một trong những loài chim được nuôi thương mại lâu đời nhất thế giới. Từ cách đây hàng ngàn năm, những chú chim bồ câu đã được sử dụng làm thức ăn, gửi thư hay phục vụ cho mục đích giải trí, điển hình là tại gánh xiếc, những trò ảo thuật.

Từ xa xưa bồ câu không chỉ dừng lại ở việc truyền thông tin, những chú chim bồ câu còn chứng minh được sự hữu ích của mình trong chiến tranh với việc vận tải thuốc men hay thậm chí là do thám căn cứ địch nhờ camera mini được gắn trên người. Ở thời điểm hiện tại, con người nắm được phẩm chất về tốc độ và độ bền của loài chim này được con người sử dụng vào những cuộc đua.

Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, tương tự như đua ngựa, những giải đua bồ câu cũng có cả một hệ thống đặt cược cho khán giả, bên cạnh phần thưởng dành cho người sở hữu chú chim về nhất. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, đường đua của những chú chim lại chính là bầu trời và khoảng cách giữa điểm xuất phát và vạch đích sẽ là hàng trăm cho đến cả ngàn kilomet.

Giá trị của một chú chim bồ câu đua trước hết nằm ở “lai lịch”. Chính vì điều này mà những nhà nuôi và huấn luyện chim bồ câu đua thực hiện việc chọn giống, lai tạo rất nghiêm ngặt, cũng như chấp nhận chi đậm để mua những chú chim chất lượng cao chỉ để làm giống. Theo ước tính, mỗi nhà huấn luyện bồ câu chuyên nghiệp mỗi năm có thể tiêu tốn vài ngàn đến vài chục ngàn USD chỉ để duy trì và vận hành đàn chim của mình. Hiện nay, Bỉ, Hà Lan, Anh và một số nước phương Tây vẫn được đánh giá là nơi cho ra đời những tay đua bồ câu có chất lượng tốt nhất thế giới.

Trúc Chi (t/h)