Tiêu điểm thế giới

Nga bất ngờ lên tiếng về "quyền loại bỏ" với hạ tầng vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu

Nga có quyền loại bỏ cơ sở hạ tầng vũ khí hạt nhân Mỹ tại châu Âu, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết.

Theo TASS, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga có quyền loại bỏ cơ sở hạ tầng vũ khí hạt nhân Mỹ tại châu Âu.

"Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tất cả các vũ khí hạt nhân của Mỹ quay trở lại nước này và cơ sở hạ tầng châu Âu vốn cho phép lưu giữ, hoạt động và triển khai vũ khí này sẽ được phá hủy", Thủ tướng Medvedev chia sẻ trên tờ Luxemburger Wort trước chuyến thăm Luxembourg.

Ông Medvedev cũng cho rằng điều này cũng tạo nên lo lắng cho các cuộc diễn tập quân sự sử dụng vũ khí hạt nhân thường xuyên của các thành viên NATO.

"Điều này chỉ tăng cường khả năng không cần thiết, hầu như tự làm của các quốc gia NATO", ông Medvedev cho biết đồng thời khẳng định, Mỹ chứ không phải Nga đã quyết định rút khỏi hiệp ước lực lượng hạt nhân quốc tế (INF) nhằm đảm bảo an ninh toàn cầu.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev

"Đây là lý do tại sao Nga cũng có biện pháp đối xứng và áp dụng cho đến khi nào Mỹ loại bỏ các vi phạm... Chúng tôi không muốn đe dọa bất kỳ ai và chúng tôi không có ý định tấn công bất kỳ ai hay đấu tranh với họ. Bất kỳ nỗ lực nào liên quan đến các vấn đề hạt nhân sẽ chỉ làm cho tình hình quốc tế thêm căng thẳng", ông Medvedev cho biết. Đồng thời Thủ tướng Nga cũng khẳng định, tên lửa siêu thanh của Nga là giá trị và đáng tin cậy.

"Chúng tôi muốn hòa bình và ổn định tại châu Âu và tất nhiên, chúng tôi vẫn duy trì đối thoại với các quốc gia thành viên NATO. Chúng tôi muốn hợp tác với họ trong một vài vấn đề. Việc họp tác đều mang tính xây dựng và hi vọng cùng nỗ lực", ông Medvedev nói thêm.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng tốc độ của tên lửa là đặc tính kỹ thuật chứ không phải là biện pháp hòa bình. Ông khẳng định: "Tất nhiên chúng tôi không hề muốn phải sử dụng loại vũ khí này. Nga cho rằng chiến tranh là điều không thể chấp nhận. Chúng tôi cân nhắc mọi nỗ lực tuân thủ an ninh quốc gia Nga".

Trước đó, ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký sắc lệnh đình chỉ sự tham gia của Nga vào INF.

"Tôi ra lệnh đình chỉ việc thực hiện Hiệp ước INF giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn của họ từ ngày 8/12/1987 cho đến khi Mỹ khắc phục vi phạm các cam kết theo Hiệp ước nói trên hoặc cho đến khi hoàn thành thủ tục rời INF", sắc lệnh của Tổng thống Nga nêu rõ.

Mỹ đã chính thức đình chỉ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước INF vào ngày 2/2, thủ tục rút khỏi hiệp ước sẽ mất 6 tháng.

Washington từ lâu đã cáo buộc Nga coi thường hiệp định được ký giữa hai nước vào năm 1987, cho rằng tên lửa mới của Nga là Novator 9M729 mà NATO gọi là SSC-8 vi phạm hiệp nước. INF cấm hai bên đặt tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu.

Nga bác bỏ cáo buộc này, nói rằng tầm xa của tên lửa mới nằm trong phạm vi cho phép của hiệp ước. Nga cho rằng Mỹ nghĩ ra cớ nhằm từ bỏ INF để có thể phát triển tên lửa mới. Nga cũng gạt bỏ yêu cầu của Mỹ phải phá huỷ tên lửa mới.

Xem thêm >> Nóng: Nga cảnh báo triển khai tên lửa tầm bắn toàn châu Âu nếu Mỹ đe dọa trước