Sức khỏe

Nấm hương kẻ thù truyền kiếp của ung thư

Nấm hương rất lí tưởng cho những người thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

Nấm hương luôn là loại thực phẩm thơm ngon và được mệnh danh là "hoàng hậu thực vật".  

Nấm hương có chứa hàm lượng chất khoáng rất phong phú như kali (65%), canxi, nhôm, sắt, magie... Các loại vitamin B2, D, C, PP, protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng.

Nấm hương cũng có một số alcool hữu cơ khi nấu chín biến đổi thành lentinan và lentinula edodes mycelium (LEM) là 2 chất tạo nên dược tính cho nấm hương.

Ngoài ra, nấm hương có chứa khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được).

 

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đều nằm trên "mũ" nấm hương. Nấm hương có chứa một loại polysacarit: Lentinan, là một axit ribonucleic liên kết đôi.

Sau khi vào cơ thể, lentinan có thể tạo ra một chất gọi là interferon. interferon có thể chống lại nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tuổi thọ của cơ thể người.

Nấm hương giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt nhưng lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 50 gram. Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi…Nấm hương chứa chất dinh dưỡng thực vật có tiềm năng giúp cho tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám, duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng nấm hương có chứa alpha-glucan được gọi là hexoza tương quan với hợp chất (AHCC) – một hỗn hợp các axit amin, polysaccaradit và khoáng chất.

Theo nghiên cứu cho thấy trong nấm hương có chứa một chất hóa học mang nên AHCC là hợp chất hòa trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại sự nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của khối u, đặc biệt ung thư cổ tử cung.

Ăn nấm hương giúp làm giảm chất mỡ trong cơ thể, thanh trừ các gốc tự do có hại từ đó làm chậm quá trình lão hóa và giúp kéo dài tuổi thọ.

Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm hương sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi xương, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.

Tuy nhiên, trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Vì vậy, khi chế biến nấm hương không nên rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu, nấm hương sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương, nên nấu bằng nồi inox, không nên sử dụng nồi sắt hay nồi đồng để tránh mất dinh dưỡng.

Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào "tán dù" của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)