Đời sống

Mỹ phát hiện "kho báu" trị giá 10.000 triệu tỷ USD ở nơi "không tưởng"

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch khám phá một tiểu hành tinh chứa rất nhiều kim loại quý hiếm khổng lồ trị giá 10.000 triệu tỷ USD.

Ngày 7/8 báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Indy100, NASA đang khởi động một sứ mệnh nghiên cứu một tiểu hành tinh có tên là Psyche 16, được cho là chứa rất nhiều kim loại quý hiếm, tới mức có thể khiến cho tất cả người dân trên Trái đất thành tỷ phú. Được biết, số lượng kim loại trên Psyche 16 có thể giá trị tới hơn 10.000 triệu tỷ USD.

Tiểu hành tinh Psyche 16 rộng khoảng 200 km, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tiểu hành tinh này được phát hiện vào tháng 3.1852. Cũng theo Daily Mail, Psyche 16 được cho là "tàn tích của một phôi hành tinh lớn bị phá hủy bởi các cuộc va chạm mạnh trong quá trình hình thành nên hệ mặt trời". Khám phá tiểu hành tinh này có thể cho chúng ta biết được sự hình thành của lõi Trái đất và lõi của các hành tinh khác.

Khi phát hiện "kho báu khủng" này NASA dự kiến sẽ phóng tàu thăm dò lên tiểu hành tinh này vào tháng 8/2022 và con tàu sẽ đến nơi vào đầu năm 2026. Trái ngược với "tin đồn ôm kho báu" NASA cho biết họ thực hiện chuyến đi vì mục đích khoa học, cơ quan này sẽ không đáp xuống bề mặt nên sẽ không có việc khai thác kinh tế đối với hành tinh này.

Đây sẽ là chuyến thám hiểm đầu tiên vào một tiểu hành tinh kim loại chứ không phải đá và băng. NASA cho biết không như hầu hết các tiểu hành tinh đều chứa đá và băng, các nhà khoa học cho rằng tiểu hành tinh Psyche 16 chứa chủ yếu là sắt và niken tương tự như Trái đất.

Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ thăm dò Psyche 16. Ảnh: NASA

Theo một số các nhà nghiên cứu ở California đã tạo ra một bản đồ nhiệt độ mới để giúp NASA hiểu được đặc tính bề mặt của tiểu hành tinh này. Các nhà nghiên cứu xác định bề mặt của Psyche 16 chứa ít nhất 30% là kim loại và những lớp đá bên trên bề mặt cũng có kim loại.

Cụ thể, Giáo sư trợ lý khoa học hành tinh và thiên văn học Katherine de Kleer tại Viện Công nghệ California (Mỹ), nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng các mảnh vỡ của lõi, lớp phủ và lớp vỏ của những vật thể này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dưới dạng tiểu hành tinh. Nếu điều đó là sự thật, nó có thể mang đến cho chúng ta cơ hội duy nhất để nghiên cứu trực tiếp lõi của các vật thể giống hành tinh”.

Với số lượng kim loại khổng lồ này, Psyche không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn giúp các nhà khoa học khám phá thêm nhiều điều về cấu tạo lõi của Trái đất, nơi mà vốn dĩ con người không thể nghiên cứu trực tiếp.

Thông tin thêm trên báo Dân Việt, hồi tháng 5, tàu vũ trụ OSIRIS-Rex của NASA bắt đầu hành trình trở lại Trái đất, đem theo 1kg đá và bụi từ Bennu, cách Trái đất 2,2 tỷ km.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tái tạo bề mặt tiểu hành tinh 16 Psyche trong trong phòng thí nghiệm, trộn các thành phần khác nhau cho đến khi các mẫu ánh sáng nhìn thấy phù hợp với các mẫu của tiểu hành tinh.

“Có hàm lượng kim loại thấp hơn người ta từng nghĩ có nghĩa là tiểu hành tinh này có thể đã bị va chạm với các tiểu hành tinh có chứa các chondrit carbon phổ biến hơn, làm lắng đọng một lớp bề mặt mà chúng ta quan sát được”, Cantillo nói thêm.

Psyche 16 hiện vẫn là một mối quan tâm lớn đối với các nhà khoa học và sứ mệnh khám phá tiểu hành tinh này là cần thiết.

Trúc Chi (tổng hợp)