Đời sống

Một phụ nữ 55 tuổi vỡ mạch máu não khi hát karaoke nốt cao

Một người phụ nữ 55 tuổi đã phải nhập viện vì vỡ mạch máu não sau khi cố thể hiện một bài hát tông cao vút trong bữa tiệc gia đình.

Theo Daily Mail, vụ việc hi hữu nói trên xảy ra tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc).

Nạn nhân là bà Zhang, một phụ nữ 55 tuổi, từng tham gia buổi họp mặt gia đình tại quán karaoke vào ngày 5/6.

Đoạn mạch máu não bị vỡ của bà Zhang.

Theo lời kể của người thân, sau khi hát 2 bài liên tiếp, bà Zhang tiếp tục có ý định biểu diễn thêm ca khúc “Cao Nguyên Thanh Hải – Tây Tạng” – một bài hát cổ điển của Trung Quốc nổi tiếng có hợp âm cực cao.

Khi cố gắng với giọng lên một nốt cao, Zhang đột nhiên bị đau đầu và nôn. Ngay lập tức cô được đưa tới đến Bệnh viện Trung ương thành phố Đại Liên, nơi các bác sĩ đã chụp CT.

Zhang phải phẫu thuật khẩn cấp vì vỡ mạch máu não sau buổi hát karaoke

Kết quả cho thấy một động mạch vỡ 2,5mm trong não người phụ nữ buộc cô phải trải qua cuộc phẫu thuật khẩn cấp kéo dài 2 tiếng. Hiện tình trạng người này đã ổn định.

Trường hợp của Zhang, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã mắc chứng phình động mạch trong não một thời gian dài mà không có triệu chứng. Chứng phình động mạch đã phát triển do bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Buổi hát karaoke hôm đó đã khiến Zhang vỡ mạch máu não.

Trước đó, một người đàn ông 65 tuổi tên Wang (ở Giang Tây, Trung Quốc) đã bị xẹp phổi vì quá phấn khích khi được hát bài ca yêu thích.

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện phổi của nạn nhân bị xẹp do áp lực quá cao được tạo ra trong lồng ngực khi ông này say sưa hát.

Trường hợp người phụ nữ suýt chết khi cố hát karaoke nốt cao khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng điều này chỉ xảy ra với những người mắc chứng phình động mạch não.

Dù mối quan hệ giữa việc hát hò dữ dội và chứng phình động mạch máu não không rõ ràng, việc nói/hát/la hét quá lớn có thể gây xuất huyết giọng nói và có thể gây vỡ mạch máu.

Theo News Medical Life Science, xuất huyết thanh âm xảy ra khi một mạch máu trong dây thanh âm bị vỡ và rò rỉ máu vào propria lamina bề ngoài (SLP). Điều này làm gián đoạn các rung động trong dây thanh âm và thường gây ra chứng khó đọc. Nói cách khác, thay đổi hoặc mất giọng có thể là dấu hiệu của sự xuất huyết.

Một người bị xuất huyết giọng nói sẽ cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để máu có thể được tái hấp thu. Nếu người này tiếp tục hát hoặc nói có thể khiến giọng nói thay đổi vĩnh viễn.

Trang Dung (t/h)