Sức khỏe

Miếng dán tránh thai liệu có thần thánh như lời đồn?

Trên mạng hiện giờ đang truyền tai nhau công dụng của miếng dán tránh thai.

Trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ công dụng của miếng dán tránh thai và coi nó như cách tránh thai thế hệ mới nhất.

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4.5 cm, dán trực tiếp lên da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán sẽ phân phối liên tục 2 hormon là hormon progestin (norelgestromin) và hormon estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản xuất tự nhiên.

Miếng dán tránh thai có ưu điểm an toàn, hiệu quả ngừa thai cao, chỉ dán 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tiếp thay cho liệu pháp uống thuốc tránh thai hoặc dùng bao cao su.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù có hiệu quả nhưng miếng dán này lại không quá thần thánh ngừa thai 100%.

Cơ chế hoạt động của nó chính là kích thích giải phóng estrogen và progestin nhằm mục đích ngăn ngừa quá trình rụng trứng của phụ nữ. Như vậy, trứng sẽ không có cơ hội để “gặp” tinh trùng và khó có thể thụ thai. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tác dụng khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và khiến tinh trùng khó gặp trứng và giúp thụ thai.

Mặc dù vậy, khả năng thụ thai không phải là không có, vậy nên, để đảm bảo sinh hoạt an toàn không mang thai ngoài ý muốn, chị em vẫn nên sử dụng bao cao su.

Với miếng dán tránh thai, chị em nên tránh dán ở các vùng da nhạy cảm, đặc biệt không nên dán vào phần vú và những vùng da đang bị mẩn đỏ, kích ứng hay trầy xước khiến vùng da đó bị mẩn ngứa, ngực có thể căng cứng, chướng bụng, một vài trường hợp xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo bất thường.

Chị em cũng không nên tháo miếng dán khi bạn tắm rửa hay bơi lội hoặc trong một số công việc thường ngày.

Miếng dán tránh thai tuy tương đối an toàn nhưng vẫn có thể gây ra các rủi ro hiếm gặp như thuyên tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim,... Do đó trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, cần khám và tư vấn ở các cơ sở y tế uy tín để biết mình có thuộc nhóm đối tượng bị chống chỉ định hay không.

Nếu xuất hiện tình trạng huyết rong, xuất huyết nhẹ, chị em nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời xác đáng.

Trang Dung (Tổng hợp)