Quân sự

Mang sức mạnh của “súng bắn tỉa” trên không, chiến đấu cơ Su-57 của Nga có thể “chọc thủng” lỗ hổng của Mỹ?

Các tùy chọn vũ khí và thiết kế của máy bay Su-57 dường như cho thấy nó thích hợp cho vai trò của một loại súng bắn tỉa trên không và có thể khai thác các lỗ hổng quan trọng ở Mỹ cũng như các lực lượng đồng minh.

Theo National Interest, kể từ khi ra mắt công chúng 10 năm trước, mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga đã hoàn thành quá trình thử nghiệm, các chuyến bay kiểm tra khả năng thực chiến được thực hiện nhiều hơn với những động tác bay khó.

Nhưng hiện chưa rõ bao nhiêu máy bay Sukhoi Su-57 của Nga đã đạt yêu cầu và chúng được sử dụng ra sao.

Vào năm 2013, Bill Sweetman, khi đó là phóng viên của tờ Aviation Week (Tạm dịch là Tuần lễ hàng không), đã đưa ra một số giả thuyết.

Su-57 có thể chỉ được Nga mua với số lượng nhỏ và được sử dụng như một loại súng bắn tỉa trên không. Ảnh minh họa 

Theo phóng viên Sweetman, với chiến đấu cơ hai động cơ với sải cánh dài 15m thì Su-57 có thể chỉ được Nga mua với số lượng nhỏ và được sử dụng như một loại súng bắn tỉa trên không, bay cao và nhanh để hạ gục radar cảnh giới của kẻ thù và sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công mục tiêu.

Các tùy chọn vũ khí và thiết kế của máy bay Su-57 dường như cho thấy nó thích hợp cho vai trò này và có thể khai thác các lỗ hổng quan trọng ở Mỹ cũng như các lực lượng đồng minh và lần đầu tiên san bằng sân chơi không quân trong một thế hệ.

Điều này giống với cách người Trung Quốc đang áp dụng cho máy bay chiến đấu tàng hình mới của họ.

Tại triển lãm hàng không MAKS gần Moscow hồi tháng 8 năm 2013, các nhà sản xuất cũng cho thấy các tên lửa có thể được lắp vào các khoang vũ khí khổng lồ bên trong máy bay chiến đấu hoặc dưới cánh hay thân máy bay.

Nhưng Sweetman vẫn nghi ngờ chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình của Nga khi thời gian đưa Su-57 vào trang bị liên tiếp bị trì hoãn.

Ông Sweetman cho rằng đến năm 2020, chiếc Su-57 đầu tiên được giao cho các đơn vị tiền tuyến.

Nhưng khi được đưa vào sử dụng, ngay cả với số lượng hạn chế, Su-57 có thể có tác động lớn đến các lực lượng đối thủ. Dựa trên các tên lửa được trưng bày tại MAKS, phóng viên Sweetman kết luận Su-57 có thể được trang bị hai vũ khí chính: một phiên bản của tên lửa chống radar Kh-58UShE và tên lửa không đối không RVV-BD mới.

Cả hai tên lửa này đều dài gần 4.5m, Kh-58UShE và RVV-BD tấn công các mục tiêu cách nó gần 190km và có thể còn xa hơn. Trong đó, Kh-58UShE sẽ tiêu diệt các hệ thống radar cảnh giới của kẻ thù còn RVV-BD sẽ là chiến đấu cơ hiện đại của đối phương.

Mỹ cũng có các tên lửa tương tự như của Nga là AGM-88 và AIM-120 nhưng tầm bắn và khả năng tấn công của chúng hoàn toàn thua kém Kh-58UShE và RVV-BD. Giới hạn của AGM-88 và AIM-120 một phần nằm ở học thuyết chiến tranh của Mỹ.

Các máy bay tàng hình của Mỹ bao gồm máy bay ném bom B-2, F-22 và F-35 mang theo vũ khí tương đối nhỏ, nhẹ với tầm bắn ngắn.

Máy bay ném bom B-2 chỉ mang lượng đạn nặng 900kg. F-22 và F-35 cũng mang theo số lượng vũ khí tương đối nhỏ, nhẹ với tầm bắn ngắn.

Đáng chú ý hơn là không có máy bay tàng hình nào của Mỹ có thể mang tên lửa chống radar như Su-57.

Dù vậy, Su-57 vẫn tỏ ra rất cơ động so với các dòng tiêm kích của Nga. Mục tiêu của Su-57 không chỉ có các hệ thống radar dưới mặt đất mà còn cả với máy bay do thám, các hệ thống điều khiển cảnh báo sớm trên không, máy bay tiếp nhiên liệu và chiến đấu cơ tàng hình.

Với khả năng tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới hay hỗ trợ trên không của đối phương sớm, máy bay mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tấn công vào Nga.

Bởi lẽ đó nên không quân Nga sẽ không cần nhiều máy bay chiến đấu tàng hình vẫn có thể tạo ra sự khác biệt trong bất kỳ cuộc chiến trên không trong tương lai. Và nhận định của chuyên gia Sweetman về việc Nga sẽ mua số lượng hạn chế Su-57 là hoàn toàn có cơ sở.