Dân sinh

Mãn nhãn cây mít 500 tuổi có hình dáng "lạ" ở Hà Nội

Cây mít có hình dáng "cổ quái", xù xì, đứng sừng sững hiên ngang trước điếm làng ở Đông Anh, Hà Nội đã nửa thiên niên kỷ nay.

Mít là loại cây ăn quả gần gũi với người dân Việt Nam, được trồng gần như ở khắp mọi miền đất nước. Theo phong tục xưa ở các làng quê Việt Nam, người dân thường trồng những cây cổ thụ làm bóng mát và hơn hết còn mang ý nghĩa phong thủy. Ngoài ra, nhiều người thường sử dụng gỗ mít để làm nhà cổ, nhà gỗ... Dù hiện nay ít nhà trồng cây mít nhưng nhiều nơi vẫn còn những cây mít cổ thụ. Đặc biệt, giữa thủ đô Hà Nội vẫn tồn tại một cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi thu hút sự chú ý của nhiều người.

Cây mít được xem là lâu đời nhất Việt Nam. Ảnh: Vietnam+.

Cụ thể, "cụ" mít này có thân hình xù xì đứng sừng sững giữa sân văn hoá tại xóm Chợ, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Bất kỳ ai khi đi ngang qua đây đều bị thu hút vì vẻ bề ngoài rất cổ kính của nó.

Cây mít 500 năm tuổi có gốc to cỡ 2 người ôm còn không xuể. Ảnh: Dân Việt

Cây mít cổ thụ này được người dân xã Cổ Loa trồng trên “đất Đế Vương” xưa, cây mít ngày càng trở nên xum xuê, vươn cao những tán lá đón ánh mặt trời. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo nhìn rất lạ mắt.

Dấu ấn thời gian in đậm trên từng nhánh cây vươn xòa khắp sân. Ảnh: Dân Việt.

Trải qua hàng trăm năm, cây mít ngày càng trở nên xum xuê, vươn cao những tán lá đón ánh mặt trời. Dưới gốc cây mít là nơi để người dân nơi đây hóng mát, tập thể dục… và cũng là điểm đến cho du khách khi về tham quan ở Cổ Loa.

Dù đã hơn 500 tuổi, nhưng cây mít cổ thụ vẫn đâm ra những chồi xanh mơn mởn, và ra quả hàng năm.

"Cụ" mít có thế dáng vô cùng độc đáo, không chỉ tỏa bóng mát, mang lại những trái mít ngọt lành, mà giờ đây cây mít cổ thụ đã trở thành một phần không thể thiếu, một giá trị về tinh thần đối với người dân địa phương.

Trúc Chi (t/h theo Dân Việt, Vietnam+)