Tài chính - Ngân hàng

Hapro tái cấu trúc, tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ sau cổ phần hóa

Từ ngày 11/2, bà Nguyễn Thị Nga thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hapro, đồng thời cũng không còn là thành viên HĐQT doanh nghiệp này.

Ngày 11/2, Hội đồng quản trị Tổng Công ty thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần (HAPRO) công bố nghị quyết về việc thay đổi nhân sự.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Nga thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hapro và cũng không còn là thành viên Hội đồng quản trị của công ty.

Bà Nguyễn Thị Nga thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hapro và cũng không còn là thành viên Hội đồng quản trị của công ty. 

Trước khi bị miễn nhiệm, bà Nga – trên tư cách Chủ tịch Hapro – đã thay mặt HĐQT ký Nghị quyết số 36 thông qua việc chuyển nhượng cổ phần của Hapro tại Công ty CP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội). Đây có thể là chữ ký cuối cùng của bà Nga trên tư cách lãnh đạo cao nhất của Hapro.

Bà Nga là Chủ tịch Ngân hàng SeABank, lên làm Chủ tịch Hapro hồi tháng 6/2018 sau khi một công ty con của của Tập đoàn BRG chi gần 2.000 tỷ đồng để nắm giữ 65% vốn Hapro và trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Hapro là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sở hữu các siêu thị như Hapro Food hay cửa hàng tiện lợi HaproMart. Tuy nhiên, sức hút của Hapro nằm ở quỹ đất lớn, đều đặt tại các vị trí đắc địa tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố lớn khác trên cả nước.

Thời điểm lên làm Chủ tịch Hapro, bà Nga từng tuyên bố vẫn sẽ giữ hoạt động cốt lõi của công ty là xuất khẩu.

Dưới sự điều hành của bà Nga, Hapro trong 6 tháng cuối năm 2018 đạt doanh thu 1.778 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17,8 tỷ đồng.

Sang năm 2019, doanh thu cả năm của công ty là 2.235 tỷ đồng năm 2019, lãi sau thuế 124 tỷ đồng.

Đào Vũ (Tổng hợp)