Thủ thuật - Tiện ích

Lý do thực sự sau việc Facebook ra mắt Trung tâm thông tin theo thời gian thực về COVID-19

Trung tâm thông tin COVID-19 của Facebook mới được ra mắt. Tính năng này là để ngăn chặn nhiều thuyết âm mưu đang khuyến khích những người bị bệnh không điều trị hoặc coi thường các khuyến nghị từ các quan chức y tế trong đại dịch.

Ngày 18/3, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến công bố ra mắt "Trung tâm thông tin COVID-19".

Trung tâm này sẽ xuất hiện ở đầu Nguồn cấp dữ liệu (News Feeds) của người dùng với thông tin chính thống từ các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC).

Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Anh sẽ là những quốc gia đầu tiên nhận được bản cập nhật Facebook có Trung tâm thông tin COVID-19 trong 24 giờ tới, và ra mắt toàn cầu trong vài ngày tới.

Tính năng này là để ngăn chặn nhiều thuyết âm mưu đang khuyến khích những người bị bệnh không điều trị hoặc coi thường các khuyến nghị từ các quan chức y tế trong đại dịch.

Mặc dù Facebook và các công ty công nghệ khác đã làm việc không mệt mỏi để cung cấp thông tin chính xác và cập nhật, thì những thông tin sai lệch cũng lan truyền nhanh như cháy rừng, đến nỗi Tổ chức Y tế Thế giới gọi đó là "bệnh dịch thông tin." (infodemic).

Zing.vn cho hay, người dùng có thể biết được diễn biến của đại dịch theo thời gian thực trên toàn cầu cũng như các thông tin liên quan đến việc phòng chống.

Microsoft vừa phát hành công cụ theo dõi diễn biến Covid-19 dựa trên nền tảng tìm kiếm Bing. Bản đồ cung cấp thông tin về số lượng trường hợp mắc bệnh ở các quốc gia, được chia nhỏ theo tình trạng đang nhiễm, đã phục hồi và tử vong.

Người dùng có thể truy cập đến địa chỉ bing.com/covid để cập nhật số liệu mới nhất.

Khi lựa chọn quốc gia hoặc tiểu bang (nếu ở Mỹ), công cụ sẽ cung cấp cho người dùng liên kết đến các tin tức và video có liên quan. Tuy nhiên, The Verge cho rằng những bài viết này không phải lúc nào cũng cập nhật kịp thời hoặc mô tả đúng tình trạng bùng phát.

Microsoft cho biết công cụ của họ sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) và Wikipedia. Bản thân công cụ này không cho biết tần suất cập nhật số liệu, nhưng có vẻ nó được làm mới hàng giờ.

Đào Vũ (Tổng hợp)