Tiêu điểm thế giới

Lý do sâu xa sau việc Nga và Trung Quốc nỗ lực bám riết căng thẳng Mỹ-Iran

Nga và Trung Quốc giành nhiều cơ hội lớn để phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị khi quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng. Và khi căng thẳng tiếp tục gia tăng, hai nước có thể không cần phải đợi thêm những cơ hội như này nữa để khẳng định mình.

Theo Spectator, khi căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng, ảnh hưởng của Mỹ với các đồng minh của mình thất bại. Tuần trước, Tướng Christopher Ghika, quan chức người Anh trong lực lượng chống khủng bố IS ở Iraq và Syria công khai bày tỏ sự bất bình sau việc các nhóm quân Mỹ được hình thành ở khu vực.

Các đồng minh khác của Mỹ trong khối NATO cũng lẩn tránh việc đương đầu với Iran. Tây Ban Nha đã rút một tàu chiến khỏi nhóm tàu do Mỹ dẫn đầu chuẩn bị đi vào vùng Vịnh. Federica Mogherini, đại diện cấp cao về các vấn đề nước ngoài của EU đã kêu gọi “sự kiềm chế tối đa”. Nếu có một cuộc chiến vùng Vịnh thứ ba, Mỹ có thể sẽ có ít đồng minh hơn trước đây.

Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Iran 

Liệu có cuộc khủng hoảng trong giới lãnh đạo Mỹ hay sự trung thành của châu Âu với các đồng minh Đại Tây Dương hay không? Mỹ đã mâu thuẫn với Anh, Pháp và Đức về vấn đề Iran trước đây, nhưng Washington có thể cần họ nên thái độ thù địch có thể sẽ được dỡ bỏ.

Trong khi đó, các cường quốc đối thủ đang lợi dụng sự chia rẽ của Mỹ-châu Âu để thúc đẩy lợi ích riêng của mình. Khi Mỹ rút khỏi “thỏa thuận hạt nhân Iran”, các nước châu Âu đã thất vọng. Châu Âu ủng hộ thỏa thuận này với hy vọng tránh được cuộc chiến và giữ cho Iran được ở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu. Hiện, trong kế hoạch hành động chung toàn diện JCPOA, nguồn năng lượng của Nga đang ảnh hưởng tới châu Âu và sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang đe dọa sẽ che lấp ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây về vấn đề này trong khu vực.

Trung Quốc có “quyền lực mềm” trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran và tránh được cuộc chiến ở vùng vịnh Ba Tư. Trung Quốc muốn thể hiện như “một cường quốc lớn có trách nhiệm”, quan tâm đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Bắc Kinh muốn được xem là quốc gia kiên định trong các vấn đề quốc tế. Bắc Kinh không quan tâm đến việc “thay đổi chế độ” ở cả trong nước lẫn nước ngoài.

Trong khi đó, mối quan tâm của Nga đến Iran thì khác hơn. Chính sách về khu vực Trung Đông của Nga đồng điệu với Iran. Cả Nga và Iran đều mong giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông.

Khi Iran xây căn cứ quân sự ở Syria, Nga đã dùng căn cứ không quân của Iran để triển khai các chiến dịch đánh bom nhằm bảo vệ chính quyền ông Assad.

Cùng có mối quan hệ với đồng minh Syria là một phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác quân sự rộng mở giữa Nga và Iran. Đầu năm nay, 2 quốc gia này đã thông báo kế hoạch cùng tập trận hải quân chung ở biển Caspi, nhắc lại những cuộc tập trận năm 2015 và 2017.

Iran là khách hàng lớn của ngành công nghiệp vũ khí Nga. Nga đã chuyển hệ thống phòng thủ S-300 cho Iran năm 2016, và không lâu sau đó thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu cũng được thiết lập.

Nếu các lệnh trừng phạt vào Iran do Mỹ dẫn đầu chấm dứt, thị trường sẽ rộng mở hơn thì Tehran sẽ được tăng cường tiềm lực kinh tế.

Với phần lớn các nước, Iran có tầm ảnh hưởng đến giá dầu của họ. Tuy nhiên, với Nga, lệnh cấm vận dầu khí của Mỹ là món quà kinh tế và chính trị.

Nga hưởng lợi từ việc cung ứng năng lượng toàn cầu bị hạn chế vì điều này làm tăng giá xuất khẩu mặt hàng của Moscow. Thêm nữa, các nước châu Âu cũng hy vọng rằng quan hệ bình thường hóa giữa Iran và các nước phương Tây sẽ cho phép họ thay thế năng lượng Iran bằng năng lượng từ Nga mà không gặp những phiền phức từ các lệnh trừng phạt do Mỹ ấn định.

Với lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm trên thị trường, Nga sẽ tiếp tục dùng lực đòn bẩy với châu Âu. Đường ống Dòng chảy phương Bắc II có thể là dấu hiệu chắc chắn nhất về sự từ bỏ của châu Âu trong sự phụ thuộc về khí đốt của Nga.

Kết quả của tình trạng căng thẳng Mỹ-Iran chưa rõ. Cũng chưa biết được liệu các đồng minh trong khối NATO của Mỹ sẽ ủng hộ hành động quân sự chống Iran hay không. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc sẽ đứng trước các rủi ro nếu quá nóng vội trong việc lợi dụng quan hệ Mỹ-Iran đang căng thẳng này. Nhưng Moscow và Bắc Kinh cũng có cơ hội lớn để phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị. Và khi căng thẳng tiếp tục gia tăng, họ có thể không cần phải đợi thêm những cơ hội như này nữa để khẳng định mình.

Xem thêm >> Tổng thống Putin "ngư ông đắc lợi" thế nào khi Mỹ-Iran tiến sát "bờ vực chiến tranh"?