Tiêu điểm thế giới

Lý do ẩn sâu sau việc Nga kiên quyết “bám trụ” Syria mặc nhiều sóng gió

Để trở thành một cường quốc châu Âu, Nga cần trở thành “tay chơi” lớn ở Địa Trung Hải và thực tế Nga dần đạt mục tiêu này.

Gần đây, Nga tuyên bố sẽ chi 500 triệu USD để sửa chữa và nâng cấp cảng thương mại Tartus ở Syria. Năm 2017, Moscow đã gia hạn hợp đồng thuê cảng, ký thỏa thuận với Damascus trong một chương trình hỗ trợ rõ ràng cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhưng, sự hiện diện của hải quân Nga đã bắt đầu từ những năm 1970.

Tartus hiện là cảng duy nhất mà Nga có trên bờ biển nước ngoài. Điều gì khiến Nga nỗ lực để có được sự hiện diện tại Địa Trung Hải đến như vậy? Trong khi còn phải đối diện với nhiều thử thách, Nga vẫn một mực tập trung vào Syria và đặc biệt là đặt dấu chân hải quân ở đó?

Trả lời cho câu hỏi này, có 3 vấn đề cần được nhắc đến.

Nga tuyên bố sẽ chi 500 triệu USD để sửa chữa và nâng cấp cảng thương mại Tartus ở Syria.

Trước hết, Nga cần các “sân sau” để thoát khỏi vị trí không giáp biển trên thực tế. Kể từ lâu, Moscow đã cố gắng có sự hiện diện ở những vùng biển xa hơn, từ Biển Bắc đến Địa Trung Hải để có thể cạnh tranh với các cường quốc khác.

Tất nhiên, Nga có quyền tiếp cận với biển, nhưng biển Baltic và Biển Đen giữ vị trí cực kỳ quan trọng, bởi nó góp phần mang lại khả năng thống trị và kiểm soát cục bộ. Việc có quyền truy cập vào các cảng nước ấm của Cameron là một điều không đổi trong chính sách đối ngoại của Nga.

Để cạnh tranh với các cường quốc phương Tây giáp biển, sức mạnh hàng hải của Nga cần phải vượt trội, cần phải có các “sân sau” ở các nơi có biển, vì thế Nga đã phát triển một hạm đội thương mại và hải quân hùng mạnh.

Hầu hết các cường quốc hải quân châu Âu đã phát triển hải quân để bảo vệ một tuyến đường vận chuyển cũng như bờ biển và cảng của họ. Nga cần các cảng và Tartus là một trong những cảng nhỏ nhưng quan trọng về chiến lược.

Điều thứ hai, Địa Trung Hải là một vùng biển đặc biệt mà những quốc gia có đội tàu lớn đặc biệt quan tâm. Trên thực tế, Moscow đầu tư vào Tartus không có nghĩa là Nga sẽ có một hạm đội lớn ở Địa Trung Hải. Nhưng, Địa Trung Hải không phải là Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương nơi mà quy mô của hải quân quan trọng. Các cuộc đối đầu quyền lực lớn ở Địa Trung Hải thường là các cuộc đối đầu trên các cảng hơn là tàu.

Việc kiểm soát được bờ biển Địa Trung Hải có ý nghĩa rất quan trọng. Ngày nay, mối quan hệ của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ dù không quá khăng khít nhưng cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho Moscow ở khía cạnh Biển Đen sẽ là một vùng nước kín. Và việc củng cố sự hiện diện của quân đội Nga trên bờ biển Syria mang ý nghĩa rằng một phần lớn của Đông Địa Trung Hải sẽ nằm dưới tầm tay của Nga.

Thứ ba, Nga quan tâm đến Địa Trung Hải mang ý nghĩa chiến lược. Vùng biển này sẽ cho phép Moscow trở thành một tay chơi có ảnh hưởng hơn nhiều ở châu Âu. Thực tế, biển Địa Trung Hải đóng một vai trò như đã từng trong các thế kỷ trước: Bất cứ ai kiểm soát Địa Trung Hải đều có đòn bẩy rất lớn đối với châu Âu.

Trong lịch sử, biển Địa Trung Hải có hai đặc điểm quan trọng. Đầu tiên, đó là con đường thương mại không chỉ giữa châu Âu, Trung Đông và châu Á, mà còn nối giữa các nước châu Âu.

Cho đến nay, Địa Trung Hải tiếp tục là một tuyến đường thủy có giá trị với 15% hoạt động vận chuyển toàn cầu.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga ở Địa Trung Hải tạo động lực bất ổn khác cho khu vực, làm phức tạp thêm tính toán địa chiến lược của một châu Âu vốn đã yếu và gây tranh cãi. Sự hiện diện của hải quân Nga ở Tartus, do đó, là một phương tiện để Moscow phát huy đòn bẩy đối với châu Âu. Nói cách khác, Nga có thể nâng cao ảnh hưởng của mình đối với các cường quốc châu Âu.

Moscow luôn có những mục tiêu lớn hơn ở Địa Trung Hải. Để trở thành một cường quốc châu Âu, Nga cần trở thành một người chơi ở Địa Trung Hải và điều này đang dần trở thành hiện thực.