Đời sống

Loại củ tuy nhỏ nhưng ví như "thần dược", Việt Nam nơi nào cũng có

Ở Việt Nam có một loại củ phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, loại củ này còn là dược thảo có tác dụng toàn diện với sức khoẻ con người.

Giảm huyết áp: Các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra chất bổ sung tỏi có tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Nên ăn khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.

Giảm cholesterol: Bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol - LDL (xấu), đặc biệt là ở những người có cholesterol cao. Tuy nhiên, cholesterol - HDL (tốt) và triglyceride (chất béo trung tính) cao dường như lại không bị ảnh hưởng.

Kéo dài tuổi thọ: Tỏi là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người trên thế giới lựa chọn. Các dụng tiềm ẩn của tỏi đối với tuổi thọ dù chưa được chứng minh, nhưng với những tác dụng hữu ích như với bệnh huyết áp, tỏi có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Chống lại các bệnh mạn tính: Thực tế, tỏi có thể chống lại các bệnh mạn tính- một yếu tố quan trọng, bởi vì đây là những nguyên nhân phổ biến gây tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch hoạt động kém.

Ăn tỏi thường xuyên tốt cho sức khỏe.

Tỏi có hàm lượng calo cao và bổ dưỡng.

Một nhánh tỏi sống (3 gam) chứa:

Mangan: 2% giá trị hàng ngày (DV)

Vitamin B6: 2% DV

Vitamin C: 1% DV

Selen: 1% DV

Chất xơ: 0,06 gam

Đồng thời cung cấp:

4,5 calo

0,2 gam protein

1 gam carbs.

Tỏi cũng chứa lượng vi lượng các chất dinh dưỡng khác nhau.

Tốt cho tim: Trong một nghiên cứu nhỏ, những người bị bệnh tim uống dầu tỏi trong 6 tuần đã giảm được 12% nhịp tim và khả năng tập thể dục tốt hơn.

Phòng Ung thư: Hợp chất hoạt động chính trong tỏi là allicin, đây là hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt tỏi cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, allicin có tác dụng gây chết tế bào ung thư gan ở người. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng chống ung thư tiềm tàng của tỏi.

Tỏi có nhiều dạng: Dùng tỏi sống (tép tỏi), tới dạng bột, chất bổ sung (chiết xuất và dầu tỏi)…

Theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi có thể gây ra một số phản ứng phụ do bản thân thành phần có trong tỏi, hoặc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng. Ăn nhiều tỏi sống sẽ thấy khó chịu trong bao tử, gây xót ruột, hoặc ói mửa và tiêu chảy. Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phỏng da ở một số người.

Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống thuốc tỏi, nhất là khi đang mắc bệnh về máu huyết, bệnh về tiêu hóa...

Các chuyên gia tim mạch cho biết tỏi là gia vị thực phẩm chỉ có vai trò phòng bệnh. Bởi thành phần chính trong tỏi là chất kháng sinh allicin (C6H10OS2) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, nếu mỗi bữa dùng từ 3 - 5 tép tỏi nhỏ có tác dụng phòng bệnh nói chung.

Nhiều người cho rằng rượu tỏi tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cần lưu ý rằng rượu tỏi theo nghiên cứu của WHO chỉ có tác dụng khi dùng ở liều mỗi ngày hai lần: sáng - tối, mỗi lần 40 giọt (một thìa cà phê), dùng nhiều sẽ có hại khiến hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Đặc biệt, nếu uống nhiều rượu tỏi lại gây hại cho tim: loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sức co bóp của tim và suy tim...

Trúc Chi (t/h)