Đời sống

Loại cây dại mọc đầy bờ ruộng, đào rễ về bán gần 500.000đ/lạng

Để làm thuốc, cây bồ công anh nhổ về dùng tươi hoặc dùng khô. Đặc biệt, trên sàn thương mại loại rễ cây này bán với giá gần 500.000đ/lạng.

Lợi ích cây bồ công anh đối với sức khỏe

Giảm viêm tốt

Bồ công anh là lựa chọn đáng cân nhắc khi các nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất trong loại thảo mộc này có thể giảm chứng viêm, theo VTC News.

Giàu dinh dưỡng

Loại cây này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng Geib cho biết, bồ công anh là loại rau xanh cực giàu dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại rau này vượt xa cả cải xoăn (cải kale) hoặc cải bó xôi (bina).

Đặc biệt, bồ công anh còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin K, folate, canxi, kali.

Tốt cho huyết áp

Trong thân cây bồ công anh rất giàu kali - một khoáng chất cần thiết, đóng vai trò như loại thuốc lợi tiểu tự nhiên.

Kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bồ công anh có tác dụng giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Giảm cholesterol

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​rễ và lá bồ công anh có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên.

Cây bồ công anh tốt cho sức khỏe.

Một số cách sử dụng bồ công anh tốt cho sức khỏe

- Lá bồ công anh vị đắng và hơi cay. Bạn có thể dùng phần lá của cây để làm salad hoặc luộc, xào để giảm đi vị đắng.

- Hoa bồ công anh có thể dùng để thêm vào món salad hoặc pha trà (dùng tươi hoặc phơi khô đều được).

- Rễ bồ công anh khô được dùng để làm nước uống.

1 lạng trà bồ công anh được bán với giá gần 500.000 đồng.

Bài thuốc dân gian từ cây bồ công anh

Lương y Hoài Vũ chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công annh báo Sức khẻo & Đời sống:

1. Cách chữa mụn trứng cá

Bồ công anh 15g, sơn tra 12g, kim ngân hoa 15g, chỉ xác sao 10g, hổ trượng 12g, đại hoàng tẩm rượu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng 1 lần tối 1 lần.

2. Trị hói đầu

Bồ công anh 150g, đậu đen 500g. Sắc kỹ lấy nước, lọc bỏ bã, cho đường phèn vừa đủ vào, cô lại cho khô. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 50g.

3. Thông sữa

Bồ công anh 60g tươi, rửa sạch, thêm ít muối xay, lọc lấy nước uống, bã thuốc bọc trong vải sạch đắp lên vú. Thường chỉ dùng 2 thang là hiệu nghiệm.

4. Giảm viêm dạ dày

Bồ công anh 30g, nhục quế 5g, cam thảo 6g, hoàng bá 10g, chung nhũ thạch 30g. Nghiền chung thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.

5 Chữa đau mắt đỏ

Bồ công anh 40g, dành dành 12g. Sắc uống trong ngày.

Nam thanh niên thu hoạch bồ công anh. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Bồ công anh vốn là loại cây mọc dại khá phổ biến nhưng đây cũng là món ăn dân dã quen thuộc và một vị thuốc nổi tiếng trong đông y. Biết được công dụng của cây bồ công anh, anh Nguyễn Hoàng Huy ở Vĩnh Long trồng loại cây này và có thu nhập ổn định.

Chia sẻ về duyên sản xuất trà túi lọc bồ công trên báo Thanh Niên, anh Lộc cho biết, cuối năm 2018, anh được một người bạn từ Dubai về tặng 5 cây bồ công anh giống. Ban đầu, anh trồng lấy lá ăn như rau sống. Trong lúc ăn, cảm nhận lá bồ công anh có vị nhẫn nhẫn, nhưng nhai một lúc có vị ngọt nên anh hái lá phơi khô, xay ra làm trà uống thử thì có vị rất ngon và mát.

“Mới đầu, tôi chỉ trồng để ăn lá thôi. Khi ăn, thấy lá có vị ngon, tôi bắt đầu lên internet tìm hiểu thì phát hiện cây bồ công anh có thể dùng làm trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ đó, tôi bắt đầu tự sản xuất cây giống và làm trà túi lọc bồ công anh”, anh Lộc chia sẻ.

Cũng theo anh Lộc, cây bồ công anh dễ trồng, dễ chăm sóc, vòng đời chỉ từ 3-5 tháng, một năm có thể trồng được 3 vụ. Hiện tại, đơn đặt hàng khá nhiều nhưng anh không dám nhận vì không đủ nguồn nguyên liệu. Mỗi tháng, anh chỉ cho ra thị trường khoảng 1.200 hộp, thu nhập hơn 30 triệu đồng. 

Trúc Chi (t/h)